1

Những vấn đề mới trong chẩn đoán và điều trị mày đay - Bệnh viện Bạch Mai

Mày đay là bệnh mãn tính mà nguyên nhân rất đa dạng và việc xác định chẩn đoán đặc hiệu không phải dễ dàng. Đây là bệnh theo cơ chế typ I có sự  sản xuất IgE đặc hiệu với dị nguyên tiếp xúc lần thứ 2. Hình thái tổn thương lâm sàng đa dạng như sẩn phù, ban đỏ , dấu hiệu vạch da đồ, phù Quincke...

Nguyên nhân của bệnh bao gồm nhiều yếu tố như áp lực, ánh sáng mặt trời, viêm mao mạch, mày đay nhiễm sắc trong bệnh tăng Mastocyt, đôi khi không rõ nguyên nhân như trong mày đay tự phát hoặc phù mạch thần kinh di truyền.

Việc chẩn đoán đặc hiệu dựa vào việc tiến hành các test bì như test áp, prick-test, định lượng IgE đặc hiệu, test kích thích đường uống..

Kháng histamine thế hệ 1 là sự lựa chọn ưu tiên trong điều trị mày đay.Các thuốc thường được sử dụng trong phù Quincke hoặc phù mạch thần kinh di truyền là Danazol.... Tiên lượng bệnh tuỳ thuộc vào từng loại tổn thương và mức độ  tổn thương.

Chẩn đoán mày đay

Phương pháp khai thác và thăm khám:

Việc khai thác tiền sử bệnh là rất quan trọng nhất là ở lần khám đầu tiên.

Tìm kiếm các dấu hiệu có trước, hiện tại và tiến triển qua các thời kỳ tổn thương. Khai thác các yếu tố thuận lợi, thúc đẩy xuất hiện các triệu chứng như các yếu tố vật lý, thức ăn, thuốc.

Cần thiết quan sát kỹ hình thái tổn thương, kích thước, màu sắc, vị trí kể cả mức độ ngứa, cảm giác đau, nóng rát nếu có. Nếu phù Quincke kèm theo cần tìm kiếm dấu hiệu khó nuốt hoặc khó thở hoặc thở có tiếng rít. Bên cạch đó cần lưu ý các dấu hiệu toàn thân như đau đầu, chóng mặt, ngất, nôn, buồn nôn đau bụng ỉa chảy.

Hình thái lâm sàng:

Phản ứng cấp tính:

Mày đay cấp tự phát ( urticaire aigue idiopathique): xuất hiện sẩn phù nhanh kích thước khác nhau từ 2 đến 5 mm. Sẩn đa dạng về hình thái và kích thước kèm theo ngứa nhiều. Thời gian tổn thương kéo dài trong 24h .Phần lớn bênh nhân có kèm theo phù Quincke hay ở mi mắt, môi, lưỡi hoặc bất kỳ chỗ nào trên cơ thể như bộ  phận sinh dục ngoài, tay chân.

Mày đay do dị ứng cấp tính (urticaire aigue allergique): là phản ứng qua trung gian IgE, xảy ra nhanh điển hình như trong sốc phản vệ .

Dấu hiệu tiền triệu bao gồm ngứa, cảm giác kim châm ở gan bàn tay, bàn chân..nôn, buồn nôn, tức ngực, khó thở,  hạ HA, ngứa nhiều toàn thân, co thắt phế quản, khi tổn thương sâu hơn ở nơi tổ chức lỏng lẻo người ta gọi đó là phù Quincke đôi khi có kèm theo phù thanh quản. Tuy nhiên nhiều hình thái tổn thương mày đay nặng mà không tiến triển thành sốc phản vệ.

Mày đay giống dị ứng (urticaire peudo-allergique): người ta gọi loại hình này là mày đay không có liên quan đến cơ chế miễn dịch , đây là cơ chế không dung nạp hoặc giả phản vệ.Tổn thương xuất hiện ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào số lượng dị nguyên tiếp xúc. Phản ứng mất nhanh sau khi ngừng thuốc hoặc tiếp xúc dị nguyên.

Mày đay dạng này hay gặp sau khi tiếp xúc với aspirine hoặc các chât ức chế cyclo-oxygenase (enzym tham gia vào quá trình chuyển hoá a.arachidonique). Aspirine làm nặng bệnh mày đay ở 75% số bệnh nhân.

Ngoài ra các chất cản quang có iode, chất cao phân tử như dextrans hoặc chất gây tê tại chỗ cũng là một trong các tác nhân thúc đẩy xuất hiện bệnh.Các chất như morphine, codeine, ức chế men chuyển có thể gây ra phù Quincke hoặc mày đay.

Phản ứng da với các chất kích thích cơ học:

Hiện tượng vạch da đồ: xuất hiện sau vài phút khi vạch nhẹ trên da, biểu hiện là một đường sẩn phù, đỏ ngứa, chẩn đoán dễ dàng.

Mày đay xuất hiện muộn do áp lực: khi ấn trên da với áp lực hằng định xuất hiện ban đỏ muộn, phù ở thượng bì và tổ chức hạ bì. Thời gian xuất hiện trong khoảng 30 phút đến 9h sau khi kích thích. Tổn thương có ngứa , đau hay gặp ở nơi tiếp xúc với áp lực như dây đeo áo lót, thắt lưng da hoặc chỗ tỳ đè của giầy dép.

Test chẩn đoán mày đay doáp lực dương tính

Mày đay do thay đổi nhiệt độ: có sự tham gia của cholin (urticaire cholinergique) thường xuất hiện sẩn đỏ phù sau tắm nước nóng ,  hoặc tiếp xúc với nóng. Tổn thương có sẩn phù , xung quanh có đỏ da, hay ở phần trên của cơ thể, kèm theo có phù Quincke.

Nhiệt độ thực nghiệm có thể đến 38-49 ­°C.Tổn thương kéo dài trong nhiều giờ.

Mày đay do lạnh: xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc lạnh, sau tiếp xúc xuất hiện ngứa có cảm giác nóng rát, ban đỏ sẩn phù.

Mày đay do tiếp xúc ánh sáng mặt trời: tổn thương đỏ da lan toả ngứa nhiều , có cảm giác như kim châm, nóng rát, giai đoạn cuối có thể có bong vẩy. Đây là tổn thương da hay gặp. Nhất là Tại vùng da hở có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Phù mạch  thần kinh di truyền (Oedème angio- neurotique héréditaire)

Đây là tổn thương có ở từng giai đoạn từ khi còn nhỏ, tổn thương thường nặng, phù xảy ra nhanh sau những tiếp xúc hoặc can thiệp vùng đầu mặt cổ ( nhất là nhổ răng).

Phù to, mọng ,đỏ ngứa và tê bì không có cảm giác chính xác.

Đối với thể nặng có tổn thương dạ dày và đường thở, đau bụng do rối loạn nhu động ruột. Xuất hiện nôn và buồn nôn , phù thanh quản đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Phù là hậu quả của quá trình tăng tính thẩm thấu thành mạch và có thoát mạc.

Phù mạch thần kinh di truyền có 2 typ:

  • Typ I: gặp trong 80-85% các trường hợp do giảm số lượng yếu tố ức chế C1  esterase. Nồng độ yếu tố ức chế C1   thường <100mg>
  • Typ II: do rối loạn chức năng của chất ức chế C1.

Mày đay do viêm mạch( vascurarite urticairenne):

Mày đay nhiễm sắc do tăng tế bào Mast (urticaire pigmentaire/ Mastocytose):

Do tăng cao mật độ của tế bào Mast tại nhiều vị trí nhưng thường tập trung nhiều ở tổ chức dưới da. Hình thái lâm sàng đa dạng. Ban mày đay có nhiễm sắc, sẫm màu. Có hiện tượng tích tụ tế bào Mast ở  nội tạng,  xương,  tuỷ...Ban lan toả , sẫm màu kèm theo các triệu chứng toàn thân như đau đầu, ỉa chảy, đôi khi có rối loạn ý thức.

Test chẩn đoán mày đay

Định lượng IgE  đặc hiệu với dị nguyên nghi ngờ bằng phương pháp RAST. Phương pháp này có ý nghĩa trong một số các trường hợp cần có chẩn đoán rõ nguyên nhân, tuy nhiên để tiến hành như một xét nghiệm thường qui thì đây là xét nghiệm có giá thành cao . Định lượng IgE toàn phần không có ý nghĩa trong chẩn đoán đặc hiệ.

Prick-test: được tiến hành khi các triệu chứng cấp tính đã ổn định.Thông thường được làm ở mặt trước cánh tay, dị nguyên được nhỏ trên da, lẩy nhẹ bằng dụng cụ riêng, đọc kết quả nhanh sau 15 phút. Trường hợp quá mẫn cảm thì phản ứng có thể sẽ dương tính mạnh.

Test kích thích đường uống: đôi khi cũng cho kết quả tốt cho chẩn đoán nhưng việc đánh giá khó khăn.

Test áp (patch-test): nhỏ 0,1 ml chất nghi ngờ trên vùng da 9cm2 trước cánh tay, phản ứng dương tính từ 15 đến 30 phút  với sẩn đỏ hoặc bọng nước.

Điều trị

Kháng histamine thế hệ 1 là sự lựa chọn đầu tiên. Với liều phù hợp sẽ có hiệu quả trong phần lớn các trường hợp.Tổn thương được kiểm soát nếu được điều trị đúng và đủ liều.

Trong trường hợp dùng kháng histamine thế hệ 1 chưa đạt hiệu quả tốt thì theo một số tác giả có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng thí dụ như doxepine vì nó có cả tác dụng kháng histamine. Nếu dùng kháng histamine thế hệ 2 đơn độc thì không có hiệu quả điều trị mày đay.

Trong trường hợp mày đay có sốc phản vệ kèm theo: cần phối hợp kháng histsmine, corticoides và adrenaline. Ngay khi có phù Quincke thì việc điều trị bằng adrenaline là chỉ định có hiệu quả nhằm ngăn chặn phù thanh quản trong các trường hợp dị ứng cấp.

Nếu tổn thương  mày đay do ánh sáng mặt trời thì kháng histamine H1 kinh điển chỉ có hiệu quả một phần trong khi đó fexofenadine (Telfast) có hiệu quả tốt hơn.

Trong phù mạch thần kinh di truyền: sử dụng Danazol với liều 600mg/ 24h sẽ cải thiện đáng kể triệu chứng trong 4 tuần.

Đối với mày đay viêm mạch:

Không có điều trị thật hiệu quả trong bệnh này. Kháng Histamine thế hệ 1 và các thuốc chống viêm không phải steroide cho kết quả rất khác nhau. Đối với một số bệnh nhân người ta nhận thấy vai trò điều trị  mày  đay viêm mạch của hydroxychloroquine, dapsone, colchicine và đôi khi cả sulfasalarine, muối vàng.

Tóm lại: trong các tổn thương mày đay, phù Quincke, phù mạch thần kinh di truyền hay mày đay viêm mạch các tác giả đều ghi nhận vai trò điều trị của kh áng histamine thế hệ 1, corticoide, tuy nhiên việc sinh thiết da để có chẩn đoán tổ chức học có ý nghĩa quan trọng trong định hướng và lựa chọn điều trị.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 842 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Những điều cần biết về phương pháp làm sạch da bằng dầu
Những điều cần biết về phương pháp làm sạch da bằng dầu

Nguyên lý của việc dùng dầu để làm sạch da là “dầu hòa tan dầu”. Phương pháp làm sạch da bằng dầu mang lại nhiều lợi ích cho da như loại bỏ dầu thừa, giảm bít tắc lỗ chân lông và làm sạch tế bào da chết.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Tác dụng của dầu dừa trong điều trị viêm da cơ địa
Tác dụng của dầu dừa trong điều trị viêm da cơ địa

Mặc dù không thể chữa trị dứt điểm nhưng dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa một cách hiệu quả bằng cách làm dịu da, giảm kích ứng và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây