1

Những quan niệm sai lầm về tuổi tập đi của trẻ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bế cắp nách, cho bé ngồi xe tập đi sớm sẽ làm trẻ bị cong chân, đi vòng kiềng, hay bế đứng lúc bé chưa cứng cổ dễ khiến bé gãy cổ... đều là những cách hiểu sai khá phổ biến của nhiều người.

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ dưới 2 tuổi thường không bị sai khớp do chấn thương, (nếu bị thì thường có gãy xương kèm theo) vì trong giai đoạn này hệ thống xương và dây chằng của các bé rất mềm mại, đàn hồi và bù trừ tốt, ngoại trừ những bé bị bệnh xương thủy tinh hay còi xương, xương mềm.

Dưới đây là lý giải của bác sĩ Hưng về một số cách hiểu sai hay gặp của các bậc phụ huynh:

1. Cho trẻ ngồi xe tập đi sớm, dắt trẻ đi lúc còn nhỏ... sẽ khiến chân bé bị cong

  • Thực tế có nhiều cháu dùng xe tập đi bị ngã do xe lao rất nhanh, lăn xuống bậc thềm hoặc cầu thang. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng tư thế của bé khi đứng trong xe lâu ngày sẽ dẫn đến biến dạng xương, gây dị tật chân vòng kiềng chữ O, chữ X lại không đúng. Thật ra, việc cho bé ngồi xe này (khoảng 6 tháng tuổi trở đi) hoặc dắt cho trẻ tập đi không ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ.
  • Xương và hệ thống dây chằng của các bé rất mềm mại và đàn hồi tốt. Hơn nữa, mỗi trẻ có tốc độ phát triển riêng, có bé đi được từ lúc 10 tháng, bé khác có khi phải 16 tháng mới đứng được. Hơn nữa, có khi bố mẹ muốn bắt trẻ tập đi sớm cũng không được, vì nếu chưa sẵn sàng thì dù bà, mẹ có cố dắt đi, bé cũng cứ ì ra, ngồi thụp xuống chứ nhất định không chịu nhấc chân và đó là điều hoàn toàn bình thường.
  • Tốt nhất, cứ để trẻ phát triển tự nhiên, phù hợp với nhu cầu và "lộ trình" riêng của mình.

2. Nếu thấy con đi vòng kiềng hay chân bị cong thì nên đi chữa cho con càng sớm càng tốt

  • Điều này hoàn toàn sai.
  • Do hiểu biết không đầy đủ, nhiều bậc phụ huynh cứ thấy con chân chữ O, chữ X là cho đi mổ, nắn chân, có khi phải bẻ, đục xương.
  • Thực ra, từ khi sinh ra đến lúc 5 tuổi, trẻ có 2 lần chuyển dạng sinh lý về xương, tức là chân bé đang thẳng lại cong rồi đang cong lại thẳng.
  • Vì thế, có thể bạn thấy chân con vòng kiềng nhưng thực chất đó chỉ là bé đang trong thời kỳ 2 lần thay đổi đó.
  • Và tuyệt đối, bố mẹ không nên đưa con đi chữa trị, nhất là mổ nắn xương chân trước 5 tuổi nếu bé không có bệnh lý gì khác.

3. Nếu bé cứng cổ, chỉ nên ẵm ngửa, không nên bế đứng vì có thể bé ngọ ngoậy quay qua quay lại hoặc gập cổ ra sau gây gãy cổ

Trẻ bình thường không bao giờ bị gãy cổ hay sai các khớp khác do chấn thương. Lý do vẫn là vì cấu tạo xương và hệ thống dây chằng ở trẻ đàn hồi rất tốt.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1092 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  778 lượt xem

Trẻ 2 tuổi ngày 4 bữa cháo, 3 bữa sữa vẫn bú mẹ nhưng chỉ nặng 11kg thì có bị suy dinh dưỡng không?

Bé gái nhà em hiện được 2 tuổi, bé nặng 11kg. Bữa ăn hàng ngày của bé là: 4 bữa cháo, mỗi bữa 1 bát con + 3 bữa sữa similac, mỗi bữa 180ml + 1 hộp probi hoặc 1 quả chuối hoặc 1 hộp sữa tươi. Em vẫn cho bé bú mẹ, đêm ngủ có hiện tượng sôi bụng. Bé đi ị đều ngày 1 lần. Bé nhà em như vậy có bị suy dinh dưỡng không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  945 lượt xem

Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?

Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  663 lượt xem

Nên cho bé 6 tháng tuổi ăn những thực phẩm gì?

Em cho bé nhà em ăn dặm từ lúc bé 5,5 tháng, vì em thấy bé như bị đói, đòi bú mẹ liên tục. Giờ bé được 6 tháng, em muốn nấu cháo cho bé. Xin hỏi bác sĩ em nên cho bé ăn những thực phẩm gì ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  511 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 592 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 745 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 672 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12004 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 622 Lượt xem
Tin liên quan
5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời
5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời

Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.

Tăng bạch cầu đơn nhân ở trẻ (Mononucleosis –  bệnh do những nụ hôn)
Tăng bạch cầu đơn nhân ở trẻ (Mononucleosis – bệnh do những nụ hôn)

Tăng bạch cầu đơn nhân còn được gọi là bệnh Mono hoặc bệnh do những nụ hôn vì lây truyền qua nước bọt – thường gặp ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng có thể nhiễm bệnh này nếu dùng chung thìa, bát đũa hoặc được một người họ hàng đang nhiễm virut âu yếm.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai
Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai

Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây