1

Những hiểu lầm tai hại khiến bệnh động kinh khó chữa khỏi - Bệnh viện nhi Trung Ương

Động kinh là bệnh phổ biến, ước tính chiếm 0,5-1% dân số, hơn 50% xuất hiện ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. “Hơn 60% bệnh nhân động kinh có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và tuân thủ theo điều trị của thầy thuốc.” – TS Cao Vũ Hùng – Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay.

Đến Khoa Thần kinh, chúng tôi không khỏi cảm thán khi có nhiều trường hợp điều trị bệnh động kinh nhưng do nhận thức không đúng, khi thấy bệnh đỡ, cha mẹ đã không tiếp tục cho con uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dẫn tới bỏ lỡ cơ hội chữa khỏi.

Cháu Nguyễn Tú A (Hà Nam) năm nay 4 tuổi, điều trị động kinh nhiều năm ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo lời kể của mẹ cháu thì cháu mắc bệnh động kinh thể nhẹ. Sau khi điều trị và uống thuốc 2 năm, cháu đã đỡ rất nhiều, sức khỏe ngày một tốt. Thấy con gần như khỏi bệnh, gia đình đã tự giảm liều thuốc mà bác sĩ kê. Sau một thời gian, bệnh của cháu tiến triển nặng, đi tái khám mới biết, họ đã chủ quan không tuân thủ điều trị, dẫn tới mất cơ hội chữa khỏi bệnh cho con. Đây là một trong số hàng trăm ca bệnh động kinh đáng tiếc vì không điều trị dứt điểm, bệnh đáng lẽ khỏi mà trở thành nặng.

BS Cao Vũ Hùng đặc biệt khuyến cáo: “Nhiều người có quan niệm cho rằng động kinh là bệnh không chữa khỏi, không tiếp cận điều trị dẫn tới bỏ lỡ. Đặc biệt điều trị không kiên trì, bỏ cuộc giữa chừng. Động kinh là bệnh mạn tính cần kiên trì điều trị, nhưng sai lầm của nhiều người là điều trị gián đoạn, thậm chí đang điều trị thuốc chống động kinh lại chuyển sang các bài thuốc lá, thuốc nam làm bệnh trở nặng, thậm chí gây ngộ độc cho cơ thể, nhiều bệnh nhân tự tiện tăng, giảm liều, quên uống thuốc hay tự ý đổi thuốc đã làm mất cơ hội khỏi bệnh”.

Theo BS Cao Vũ Hùng, có nhiều phương pháp điều trị động kinh như uống thuốc chống động kinh, phẫu thuật, thực hiện chế độ ăn kiêng… nhưng dùng thuốc chống động kinh là điều trị bắt buộc. Người bệnh cần phải được điều trị sớm và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị. Tiên lượng của bệnh không phải là xấu, trên 60% bệnh nhi mắc động kinh kiểm soát được cơn và khỏi hoàn toàn sau liệu trình điều trị, chất lượng sống của người bệnh tốt. Còn khoảng 40% bệnh nhân động kinh nặng, tồn tại cơn dai dẳng, thậm chí kháng thuốc.

BS Cao Vũ Hùng cảnh báo: “Người bệnh khi thấy dấu hiệu nghi ngờ động kinh như có những cơn co giật cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để khám, chẩn đoán và được tư vấn điều trị”.

Từ năm 2010 đến nay, tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện kỹ thuật phẫu thuật điều trị cho những bệnh nhân động kinh kháng trị, đến nay đã phẫu thuật cho trên 50 bệnh nhân với kết quả tốt. Kỹ thuật này gần đây đã được triển khai thêm ở một số bệnh viện như Việt Đức, Bệnh viện K. Đây là một tiến bộ và cơ hội cho những bệnh nhân động kinh nặng khi liệu pháp uống thuốc không hiệu quả.

Ngoài ra, người bị động kinh và người chăm sóc cần được hướng dẫn cách xử lý khi có cơn động kinh, cần đảm bảo an toàn tránh xảy ra các tai nạn do cơn động kinh gây nên như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt. Cũng như hướng dẫn người bệnh phát hiện các tác dụng phụ và khắc phục tác dụng phụ do thuốc chống động kinh gây nên bằng việc tái khám định kỳ.

 

Nguồn : bệnh viện nhi Trung Ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  910 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  805 lượt xem

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  824 lượt xem

Có thể nhỏ 1 giọt Vitamin D3 cho bé hơn 3 tháng và uống thêm 1 viên canxin dạng sữa chứa 2,5mcg vitamin D3 không?

Em mới có 1 bé gái được 3 tháng 22 ngày. Lúc bé tròn 3 tháng bé nặng 5,6kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Hàng ngày em bổ sung cho bé 1 giọt Vitamin D3 Aquadetrim. Hôm nay em có mua thêm cho bé 1 hộp canxi dạng sữa Blossom Milk Calcium. Em nhìn thành phần thì thấy mỗi viên chứa 2,5mcg vitamin D3. Vậy em có thể cho bé uống song song 2 loại này được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Trẻ 3 tháng uống thuốc trị nhiễm trùng tiêu chảy nhưng vẫn đi xì xoẹt và phân có lẫn màu nâu đỏ thì có phải đi khám nữa không?

Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  610 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 760 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 661 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 667 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 615 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 776 Lượt xem
Tin liên quan
Tăng bạch cầu đơn nhân ở trẻ (Mononucleosis –  bệnh do những nụ hôn)
Tăng bạch cầu đơn nhân ở trẻ (Mononucleosis – bệnh do những nụ hôn)

Tăng bạch cầu đơn nhân còn được gọi là bệnh Mono hoặc bệnh do những nụ hôn vì lây truyền qua nước bọt – thường gặp ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng có thể nhiễm bệnh này nếu dùng chung thìa, bát đũa hoặc được một người họ hàng đang nhiễm virut âu yếm.

Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh
Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh

Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây