1

Những hiểu lầm khiến chứng tự kỷ khó chữa - Bệnh viện nhi Trung Ương

Gần đây, chứng tự kỷ không còn xa lạ với nhiều người và trẻ tự kỷ có thể hòa nhập với cuộc sống nếu được phát hiện và can thiệp điều trị sớm.

Gần đây, chứng tự kỷ không còn xa lạ với nhiều người và trẻ tự kỷ có thể hòa nhập với cuộc sống nếu được phát hiện và can thiệp điều trị sớm.

Nhưng nhiều hiểu lầm của các bậc phụ huynh đã dẫn tới trẻ tự kỷ bị mất đi “cơ hội vàng” để điều trị khỏi. Số trẻ mắc chứng tự kỷ ngày một phát hiện nhiều hơn.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm trẻ đến khám và điều trị chứng tự kỷ tăng từ 10-20%.

Cha mẹ chính là bác sĩ của con 

Đây là lời khuyên tâm đắc của Th.s, BSCKII Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương. Không ai khác, cha mẹ chính là bác sĩ tốt nhất của con, bởi con ở cùng cha mẹ hàng ngày, cha mẹ theo con đến khi trưởng thành và trên chặng đường đó cha mẹ đồng hành cùng con trong quá trình trị liệu.

Chúng tôi có dịp được chứng kiến buổi họp mặt gia đình trẻ rối loạn phổ tự kỷ do Khoa Tâm thần (Bệnh viện Nhi Trung ương) tổ chức vào một ngày cuối tháng 3, chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động và những tâm huyết của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý khi họ truyền đạt những kiến thức, kỹ năng chăm sóc, hoạt động trị liệu cho các bậc phụ huynh về áp dụng tại nhà, tôi càng thấm thía lời khuyên của BS Minh.

Nhiều ví dụ đã chứng minh, cha mẹ kiên trì, đồng hành “lao tâm khổ tứ” trị liệu cùng con, trẻ mắc chứng tự kỷ được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ có nhiều cơ hội hòa nhập vào cuộc sống như bao trẻ em khác.

Trong buổi họp mặt này, chúng tôi bắt gặp rất nhiều câu chuyện, mỗi bậc phụ huynh ở đây đều mang một nỗi niềm riêng, trong đó là sự vất vả không thể đong đếm khi họ đồng hành cùng con trên chặng đường trị liệu vô cùng gian nan.

Với đứa trẻ bình thường, khi bi bô tập nói và nói được từ đơn là chuyện hết sức tự nhiên. Nhưng với trẻ tự kỷ thì khó khăn và gian nan biết nhường nào. Những người mẹ gặp nhau ở đây, họ tíu tít hỏi thăm tình hình của các con, có người thổn thức “con em đã nói được từ đơn rồi”, “con chị cũng thế, đã bập bẹ được vài từ”.

Câu chuyện của chị Nguyễn Thị H. (Nam Định) đong đầy nước mắt. Con trai thứ 2 của chị vài tháng sau sinh không có phản xạ như đứa lớn, rất sợ những âm thanh tưởng như rất bình thường như nghe tiếng máy sấy tóc, máy xay sinh tố là khóc thét. Đến tuổi biết đi thì đi kiễng chân, né tránh nhìn vào mắt người khác, hay cáu giận. Hơn hai tuổi con chưa biết nói.

“May mắn tôi cho con tới đây khám, nếu cứ để ở nhà thì mất đi cơ hội vàng”- chị H nói. Người phụ nữ nông thôn quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” bắt đầu học các kỹ năng, phương pháp chăm sóc và trị liệu cho con từ các bác sĩ ở Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tháng ngày trị liệu đằng đẵng kéo dài, trải qua biết bao vất vả, có những lúc bất lực tưởng chừng bỏ cuộc nhưng chị lại gắng gượng. Người mẹ vui mừng khoe với tôi: “Con giờ đây đã nói được cả câu, đi học ngoan hơn rất nhiều, biết chơi với bạn”.

Cơ hội vàng trong điều trị tự kỷ

Đừng để mất đi cơ hội vàng BS Thành Ngọc Minh cho rằng, cơ hội vàng của trẻ mắc chứng tự kỷ là phát hiện sớm và trị liệu vào giai đoạn trẻ 24 tháng tuổi. Đây là thời điểm chẩn đoán rõ nhất, khoa ưu tiên điều trị cho trẻ từ 24 đến 36 tháng vì để muộn can thiệp rất khó.

Trước đây, rất nhiều trường hợp đến viện muộn, nhưng khi truyền thông về chứng tự kỷ phát triển thì tình trạng này đã được giảm bớt. Nhiều trẻ 17-18 tháng tuổi chưa biết nói, cha mẹ đã cho đến khám.

Theo GS.TS.BS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, ở các nước trên thế giới, tỷ lệ người mắc chứng tự kỷ rất cao. Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra thực tế nhưng tại Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi năm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ tăng từ 10-20% (có khoảng 22.000 lượt trẻ đến khám chuyên khoa tâm thần mỗi năm, trong đó 1/3 lượt trẻ đến khám đánh giá tự kỷ).

Gia đình phải xác định theo trẻ cả cuộc đời, nhưng không phải là bế tắc, nếu phát hiện sớm, can thiệp sớm và đúng phương pháp ở 2 tuổi thì trẻ có thể hòa nhập với cuộc sống.

Khoa Tâm thần (Bệnh viện Nhi Trung ương) hiện có 22 cán bộ nhân viên, trong đó có 4 bác sĩ, 5 thạc sĩ tâm lý và đang đào tạo cho các bệnh viện vệ tinh để giảm tải.

“Bệnh viện cam kết tạo mọi điều kiện hết sức về chuyên môn, tổ chức, kinh phí để cho trẻ có điều kiện can thiệp tốt hơn” – ông Lê Thanh Hải cho biết. Điều trị tự kỷ đòi hỏi thời gian lâu dài, kiên trì, kiên nhẫn và quan trọng nhất cha mẹ là người can thiệp chính cho con mình.

BS Thành Ngọc Minh cho biết, trẻ tự kỷ được can thiệp ở Khoa Tâm thần tối đa là 5 đợt. Đợt 1 thời gian can thiệp 3 tuần. Đợt thứ 2 cha mẹ quan sát và đến đợt thứ 3 là cha mẹ dạy được con rồi. Sau 5 đợt thì về nhà cha mẹ chính là bác sĩ của con (thứ 3 và thứ 5 hàng tuần Khoa Tâm thần tổ chức tư vấn cho cha mẹ).

Tuy nhiên, theo BS Minh thì nhiều quan niệm sai lầm của cha mẹ đã dẫn tới trẻ mất đi cơ hội vàng khiến bệnh tình càng nặng thêm. Đợt 1 trẻ đã rất tốt, nhưng về nhà cha mẹ không có thời gian, sao nhãng với con thì kết quả “đâu lại đóng đấy”.

Có nhiều cha mẹ bỏ cuộc giữa chừng, khi trẻ có hành vi bất thường quay lại điều trị thì rất khó. Có trẻ cha mẹ phát hiện sớm nhưng không tìm được nguồn hướng dẫn điều trị, khi 12 tuổi thì đã trở nên tăng động, gào thét, đập đầu vào tường, nhổ nước bọt phì phì. Hoặc rất nhiều phụ huynh tưởng con ổn rồi nhưng đến tuổi dậy thì con lại nặng thêm hoặc thụt lùi.

Theo BS Minh thì tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và can thiệp trẻ tự kỷ ở lứa tuổi dậy thì. 50% trẻ tự kỷ không có ngôn ngữ, vì vậy cha mẹ phải quan sát con, khi thấy con có những biểu hiện bất thường phải đưa tới khám tại chuyên khoa nhằm phát hiện và can thiệp sớm.

Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ (2-4) năm nay có chủ đề “Điều hòa cảm giác”, Khoa Tâm thần (Bệnh viện Nhi Trung ương) tổ chức buổi Họp mặt gia đình trẻ rối loạn phổ tự kỷ lần thứ 5 nhằm giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về chứng rối loạn điều hòa cảm giác. Các bậc phụ huynh được phát “Cuốn sổ tay tự kỷ-Dành cho cha mẹ và người chăm sóc” để biết những kiến thức cơ bản, giúp trẻ được phát hiện và can thiệp sớm.
Buổi họp mặt còn giúp các bậc cha mẹ liên kết với nhau, trao đổi kinh nghiệm và truyền thông về chứng tự kỷ để có can thiệp sớm. Khoa Tâm thần thành lập Đơn vị chăm sóc, điều trị, giáo dục, đào tạo cho cha mẹ kiến thức, kỹ năng chăm sóc con ngay tại cộng đồng.

Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  805 lượt xem

Có thể nhỏ 1 giọt Vitamin D3 cho bé hơn 3 tháng và uống thêm 1 viên canxin dạng sữa chứa 2,5mcg vitamin D3 không?

Em mới có 1 bé gái được 3 tháng 22 ngày. Lúc bé tròn 3 tháng bé nặng 5,6kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Hàng ngày em bổ sung cho bé 1 giọt Vitamin D3 Aquadetrim. Hôm nay em có mua thêm cho bé 1 hộp canxi dạng sữa Blossom Milk Calcium. Em nhìn thành phần thì thấy mỗi viên chứa 2,5mcg vitamin D3. Vậy em có thể cho bé uống song song 2 loại này được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Trẻ 3 tháng uống thuốc trị nhiễm trùng tiêu chảy nhưng vẫn đi xì xoẹt và phân có lẫn màu nâu đỏ thì có phải đi khám nữa không?

Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  610 lượt xem

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  910 lượt xem

Yếu tố nào khiến bé nghẹt mũi mà không kèm triệu chứng khác?

Bác sĩ tôi hỏi, yếu tố nào có thể khiến bé nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  651 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 760 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 615 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 661 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 667 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 776 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống

Luôn phải tham vấn ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.

Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả
Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả

Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn người lớn. Nếu cho bé uống sai liều hoặc sai thời gian, thì ngay cả một số loại thuốc lành tính không cần kê toa cũng có thể không mang lại hiệu quả hoặc gây hại. Dưới đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ để cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin
Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin

Đưa vi khuẩn vào cơ thể để tạo miễn dịch - ý tưởng chính từ việc tiêm chủng – dường như có vẻ là một ý tưởng hiện đại, nhưng thực tế nó đã trải qua hàng thế kỷ. Lịch sử thú vị của bệnh đậu mùa đã tiết lộ khoảng thời gian áp dụng ý tưởng tuyệt vời này.

Những triệu chứng cho thấy bé bị viêm nướu và miệng
Những triệu chứng cho thấy bé bị viêm nướu và miệng

Viêm nướu và miệng là một tình trạng gây đau đớn trong miệng. Bệnh này được gây ra bởi virut và thường gặp ở trẻ em. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây