1

Những điều cần biết về trẻ sanh non và nhẹ cân - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Sơ sinh non tháng nhẹ cân khi tuổi thai dưới 35 tuần và có cân nặng dưới 2kg. 

Tất cả trẻ này được chuyển vào đơn vị chăm sóc đặc biệt (NICU). Các nguy cơ thường gặp như hạ thân nhiệt, kém hấp thu, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở, hội chứng suy hô hấp và viêm ruột hoại tử. Trẻ có tuổi thai càng nhỏ thì nguy cơ càng cao. Nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện cũng thường gặp trên nhóm trẻ này.

Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

  • Bỏ bú hoặc bú kém
  • Co giật , lơ mơ hoặc hôn mê
  • Giảm hoặc ít cử động khi kích thích
  • Thở nhanh (> 60 lần/phút)
  • Thở rên , rút lõm ngực nặng
  • Tăng thân nhiệt > 380C, hạ thân nhiệt < 35,50C
  • Tím trung ương

 Các dấu hiệu nhiễm trùng nặng:

  • Vàng da nặng 
  • Chướng bụng nhiều

Những triệu chứng nhiễm trùng khu trú như:

Triệu chứng viêm phổi, mụn mủ nhiều hay nặng, đỏ da ra xung quanh chân rốn, rốn chảy mủ, thóp phồng, đau khớp, sưng khớp, giảm cử động và linh hoạt.

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào thì trẻ cần được theo dõi sát và xử trí nhanh chóng nhằm bảo vệ tính mạng cho trẻ. 

Điều trị trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân: gồm các nguyên tắc sau

1.Theo dõi hô hấp và oxy liệu pháp

  • Trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân có nguy cơ suy hô hấp do thiếu hụt surfactan, rất dễ rơi vào tình trạng suy hô hấp, đặc biệt hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh trẻ sẽ có những cơn ngưng thở nếu không theo dõi sát và phát hiện sớm để xử trí dẫn đến tử vong.
  • Bốn triệu chứng lâm sàng đặc trưng của suy hô hấp thường xuất hiện
  • trong vòng 4 giờ sau sinh: thở nhanh, thở rên, thở co lõm ngực hoặc co kéo cơ liên sườn, tím tái.
  • Cung cấp oxy khi có chỉ định và giữ SpO2: 90%<SpO2 < 95% để giảm tỉ lệ mắc bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non. Thở áp lực dương liên tục (NCPAP) cần được chỉ định sớm cho trẻ ngay từ đầu nhằm tránh làm xẹp phế nang trong thì thở ra, giúp cải thiện oxy hóa máu và giảm công hô hấp. Khi hô hấp của trẻ dần cải thiện thì phải chuyển sang thở oxy qua canulla mũi mức 0.5 lít/phút và tập cai dần oxy.
  • Đồng thời để phòng ngừa cơn ngưng thở ở trẻ sơ sinh non tháng, hai loại thuốc thường dùng: caffein citrat và aminophylline. Ưu tiên chọn lựa caffein citrat.

2. Phòng ngừa hạ thân nhiệt: 

  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân (< 2.000g) lâm sàng ổn định nên chăm sóc Kangaroo ngay khi vừa sinh và liên tục cả ngày lẫn đêm.
  • Mục tiêu giữ nhiệt độ trung tâm 36-37oC, chân ấm và hồng. Nếu không thể chăm sóc Kangaroo thì có thể sử dụng lồng ấp nhưng với điều kiện lồng ấp phải được sát khuẩn thường xuyên và thiết kế đơn giản giúp cho sự chăm sóc được tiện lợi và dễ dàng.

Xuất viện và theo dõi tiếp theo ở trẻ sinh non nhẹ cân:

Trẻ sinh non nhẹ cân có thể được xuất viện khi:

  • Không còn dấu hiệu nguy hiểm hoặc dấu hiệu nhiễm trùng nặng.
  • Trẻ tăng cân tốt và bú tốt.
  • Trẻ có thể tự ổn định thân nhiệt trong giới hạn bình thường (36-370C).
  • Mẹ có đủ khả năng chăm sóc trẻ.
  • Trẻ sinh non nhẹ cân có thể được tiêm ngừa theo lịch ngay sau khi sinh, các mũi tiêm ngừa tiếp theo phụ thuộc vào thời điểm xuất viện.

Cần dặn dò cha mẹ các vấn đề sau: 

  • Cho bé bú mẹ hoàn toàn đặc biệt ở những bé sinh đôi, sinh ba,.. phải thay phiên nhau để cho các bé bú được sữa mẹ một cách tốt nhất.
  • Giữ ấm cho bé.
  • Nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám ngay: sốt, vàng da, bú nôn ói nhiều lần, thở nhanh co lõm ngực, tiêu lỏng, bụng chướng, rốn đỏ,…
  • Trẻ sinh non nhẹ cân nên được theo dõi và đánh giá hằng tuần về sự tăng cân và khả năng dung nạp sữa cho đến khi trẻ được 3kg và đủ tuần tuổi thai.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1044 lượt xem

Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không?

Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  724 lượt xem

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3068 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  778 lượt xem

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  699 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 640 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 580 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 591 Lượt xem
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh 01:26
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi trẻ sinh non tháng có bệnh lý vàng da tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được điều trị...
 2 năm trước
 788 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây