1

Làm Thế Nào Để Phát Hiện Bệnh Động Mạch Vành? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1 - Các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV:

Có một số yếu tố nguy cơ bạn có thể thay đổi được và một số khác bạn không thể thay đổi được.

Các yếu tố nguy cơ bạn không thể thay đổi được:

  • Tuổi: Tuổi càng cao, bạn càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh ĐMV.
  • Nữ giới: Nữ giới có nguy cơ bị bệnh ĐMV cao hơn sau khi mãn kinh.
  • Tiền sữ gia đình: Nếu bố mẹ, ông bà hay anh chị của bạn bị các tai biến tim mạch khi còn tương đối trẻ tuổi (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi), thì bạn có nguy cơ bị bệnh ĐMV cao hơn.

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

  • Tăng cholesteron (mở máu): Ở người trưởng thành, nếu nồng độ cholesteron tăng cao quá 10% giá trị bình thường, nguy cơ bị các biến chứng tim mạch sẽ tăng lên 30%. Điều quan trọng hơn là phải phân tích các thành phần khác nhau của cholesteron ở trong máu: LDL-C, HDL-C…
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị bệnh, không chỉ các bệnh tim mạch, mà còn các bệnh khác như ung thư phổi, ung thư vòm…. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐMV cúa bạn lên gấp 2 lần. Khi ngừng hút thuốc lá thì nguy cơ này sẽ giảm dần
  • Tăng huyết áp
  • Béo phì
  • Đái tháo đường
  • Ít vận động thể lực: Những người không luyện tập thể dục thường xuyên sẽ có tuổi thọ thấp hơn những người có luyện tập thường xuyên.
  • Uống quá nhiều bia, rượu.

Tuy nhiên, nếu không có yếu tố nào trên đây cũng không có nghĩa là bạn không bị bệnh động mạch vành.

2 - Điều gì xảy ra khi bạn bị bệnh ĐMV?

  • Bệnh ĐMV xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh ĐM này bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn (thường là do các mãng xơ vữa). Cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi ĐMV bị hẹp trên 50% khẩu kính của lòng mạch.
  • Do sự tích tụ cholesteron, các axit béo và canci trong lòng ĐMV và tạo ra những mãng xơ vữa làm hẹp ĐMV. Vì vậy khi hoạt động thể lực, tim sẽ hoạt động tăng co bóp, tăng tần số tim, tăng huyết áp… để tăng cung cấp oxy cho cơ thể. Do đó nhu cầu oxy của cơ tim cũng tăng lên. Nếu ĐMV bị hẹp, sự cung cấp máu cho vùng cơ tim tương ứng trở nên không đầy đủ, cơ tim bị thiếu máu và thiếu oxy sẽ gây ra cơn đau thắt ngực.
  • Cơn đau thắt ngực xảy ra khi bệnh nhân gắng sức và giảm đi khi bệnh nhân nghĩ ngơi, thì ta gọi là cơn đau thắt ngực ổn định.
  • Nếu các mãng xơ vữa trong lòng ĐMV bị nứt hay bị gãy, cơn đau thắt ngực kéo dài hơn bình thường và xảy ra cả khi nghĩ ngơi, thì ta gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định. Khi huyết khối hình thành và gây tắc hoàn toàn ĐMV thì ta gọi là nhồi máu cơ tim (NMCT).     
  • Nếu sự lắng đọng Cholesteron đủ để gây cản trở dòng máu, tim sẽ không được cung cầp máu đủ khi gắng sức. Nếu tình trạng này ngày càng tiến triển hay ĐMV bị nghẽn thì cơ tim sẽ bị tổn thương.

3 - Làm thế nào để phát hiện bệnh ĐMV?

Để xác định đau thắt ngực của bạn có phải là do bệnh ĐMV hay không, bác sĩ của bạn có thể phải tiến hành một số thăm dò cơ bản.

  • Điện tâm đo (ECG): Nếu bạn klhông bị một bệnh lý gì về tim mạch trước đó, thường thì điện tâm đồ bình thường. Khi ECG có thay đổi trong cơn đau thắt ngực thì có giá trị chẩn đoán là bạn đang bị bệnh ĐMV. ECG có thể cho thấy sẹo của vùng cơ tim bị nhồi máu trước đó.
  • Nghiệm pháp gắng sức (NPGS): Là nghiệm pháp mà ECG ghi được trong khi bạn gắng sức ( bằng thảm chạy hay xe đạp lực kế). Mức độ gắng sức được tăng lên từ từ đến khi tần số tim của bạn đạt đến tần số tim tối đa theo lý thuyết ( tần số tim tối đa theo lý thuyết = 220 - tuổi của bạn) hay đến khi xuất hiện đau ngực hoặc có biểu hiện bất thường trên ECG. Nghiệm pháp gắng sức đôi khi không thực hiện được ở những người quá lớn tuổi hay người tàn tật. (h13a)
  • Siêu âm doppler tim: Siêu âm cho thấy các buồng tim, thành tim, các van tim và chức năng của chúng trong chu chuyển tim. Có thể nhìn thấy vùng cơ tim bị giảm hoặc mất khả năng co bóp.
  • Siêu âm tim gắng sức: Siêu âm tim gắng sức bao gồm phân tích sự đáp ứng của thất trái trong điều kiện phải làm việc nhiều hơn. Có một loại thuốc đặc biệt được tiêm hoặc truyền tĩnh mạch để làm tăng tần số tim. Nếu ĐMV bình thường, sự co bóp của tâm thất trở nên mạnh hơn và đồng đều. Nếu ĐMV bị hẹp, sự co bóp của vùng cơ tim tương ứng sẽ bị giảm đi. Một vùng cơ tim bị giảm hoặc mất vận động, nếu khôi phuc được khả năng co bóp bình thường với một liều thuốc nhất định sẽ chứng tỏ “khả năng sống” của vùng cơ tim đó.
  • Ghi điện tâm đồ 24 giờ (Holter điện đồ): Một máy ghi ECG nhỏ được gắng trên người bạn, bạn có thể đi lại và làm việc bình thường. Máy sẽ tự động ghi lại mọi hoạt động của tim bạn liên tục trong 24 giờ. Bác sĩ sẽ phân tích các hình ảnh ECG được ghi lại trên máy, xem bạn có bị rối loạn nhịp tim hay bị bệnh ĐMV hay không ?
  • Chụp cắt lớp ĐMV (Multislices CT scanner): Máy chụp cắt lớp có tốc độ rất nhanh cho phép chụp được hình ảnh ĐMV của bạn. Máy sẽ tự động dựng lại hình ảnh hệ ĐMV của bạn theo không gian 3 chiều. Bác sĩ sẽ phân tích các hình ảnh chụp cắt lớp hệ ĐMV của bạn xem có bị vôi hoá, bị hẹp, tắc hay không?

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?
Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?

Khoa học đã chứng minh protein tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng việc chọn được nguồn protein tốt nhất lại không phải điều dễ dàng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây