1

Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai - Bệnh viện Từ Dũ

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng gây ra bởi vi khuẩn từ da, âm đạo hay trực tràng xâm nhập  vào đường tiết niệu, gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiết niệu:

  • Bắt đầu từ thận - nơi nước tiểu được tạo ra
  • Tiếp tục qua các ống niệu quản dẫn nước tiểu xuống bàng quang – nơi nước tiểu tích tụ
  • Kết thúc bởi ống niệu đạo - một ống ngắn mang nước tiểu ra bên ngoài cơ thể bạn.

Các loại nhiễm trùng đường tiết niệu 

Nhiễm trùng bàng quang:

Thông thường, vi khuẩn khu trú chỉ trong bàng quang và sinh sôi ở đó, gây viêm và tạo nên những biểu hiện khó chịu của nhiễm trùng bàng quang. Đây cũng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ có quan hệ tình dục trong độ tuổi từ 20 đến 50.

Nhiễm trùng thận:

Vi khuẩn cũng có thể đi từ bàng quang của bạn lên ống niệu quản gây viêm nhiễm một hoặc cả hai quả thận. Nhiễm trùng thận (còn gọi là viêm bể thận) là biến chứng y khoa nghiêm trọng phổ biến nhất của thai kỳ.

Nhiễm trùng có thể gây tình trạng nhiễm trùng huyết và đe dọa tính mạng.

Nó cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi:

  • Tăng nguy cơ sinh non
  • Sinh con nhẹ cân
  • Thậm chí còn liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng:

Là khi trong đường tiết niệu của bạn có vi khuẩn tồn tại  nhưng không gây ra triệu chứng.

Khi bạn không mang thai, tình trạng này thường không gây ra vấn đề gì và thường tự khỏi.

Tuy nhiên khi mang thai, nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu không triệu chứng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị nhiễm trùng thận. Đây là lý do vì sao các mẹ bầu phải xét nghiệm nước tiểu thường xuyên trong thai kỳ.

Tại sao nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp hơn khi mang thai?

Do hormone:

Hormone thai kỳ làm giãn trương lực cơ niệu quản, làm chậm dòng chảy của nước tiểu. Sự thay đổi này làm nước tiểu mất nhiều thời gian hơn để đi qua đường tiết niệu, khiến vi khuẩn có nhiều thời gian hơn để sinh sôi.

Do sự chèn ép của tử cung lên bàng quang:

Khiến mẹ bầu khó tống xuất hết nước tiểu trong bàng quang. Nước tiểu còn sót lại có thể trở thành nguồn lây nhiễm khi trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Các triệu chứng có thể không giống nhau ở mỗi người, nhưng thường bao gồm:

Đối với nhiễm trùng bàng quang:

  • Đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
  • Khó chịu vùng chậu hoặc đau bụng dưới (thường ở ngay trên xương mu).
  • Nước tiểu có mùi hôi hoặc trông có vẻ đục, đôi khi có lẫn máu.
  • Có thể sốt nhẹ.
  • Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, ngay cả khi có rất ít nước tiểu trong bàng quang.

Đối với nhiễm trùng thận:

  • Sốt cao (thường bị run, ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi)
  • Đau ở vị trí thắt lưng hoặc bên dưới xương sườn ở một hoặc cả hai bên, có thể cả ở bụng.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Có máu hoặc mủ trong nước tiểu, có thể bao gồm một số triệu chứng viêm bàng quang.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Đối với nhiễm trùng đường tiết niệu không triệu chứng hay nhiễm trùng bàng quang: Mẹ bầu có thể được điều trị bằng kháng sinh đường uống an toàn cho thai kỳ.

Các loại thuốc kháng sinh có thể làm giảm các triệu chứng trong vòng một vài ngày, nhưng điều quan trọng là dùng thuốc theo đúng và đủ thời gian theo chỉ dẫn của bác sĩ, không ngưng thuốc trước hạn.

Đối với nhiễm trùng thận: Mẹ bầu sẽ phải nhập viện điều trị tích cực. Lúc này, cả mẹ và bé sẽ được theo dõi sát sao, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra thai.

Ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang

Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu bằng các cách:

  • Uống đủ nước để làm loãng nước tiểu, góp phần loại bỏ vi khuẩn.
  • Tạo thói quen đi tiểu ngay khi cảm thấy cần, tiểu sạch hoàn toàn nước tiểu.
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Thấm khô (không lau quá mạnh tay) sau khi đi tiểu.
  • Vệ sinh đúng cách từ âm đạo ra phía hậu môn sau khi đi đại tiện, để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn xuống đường niệu đạo.
  • Dùng quần lót bằng vải cotton.
  • Tránh mặc quần bó sát.
  • Không ngâm bồn tắm quá lâu, quá thường xuyên.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai

Mang thai được 26 tuần, xét nghiệm nước tiểu, bs đã chuẩn đoán em bị viêm đường tiết niệu, nhưng không hiểu sao chỉ chi thuốc bổ, không cho thuốc điều trị. Trước dó, em bị tiểu buốt, mua thuốc ở quầy thuốc tây uống hết buốt, nhưng lại ra dịch trắng như váng sữa, phải sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, nếu không bị ngứa, rất khó chịu. Em sợ việc này làm ảnh hưởng đến em bé - Bs có thể cho em tên thuốc để điều trị được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  637 lượt xem

Có thể thụ thai, sau khi vừa uống xong thuốc trị viêm đường tiết niệu?

Đang chuẩn bị mang thai thì em bị viêm đường tiết niệu. Đi khám, bs phụ khoa kê thuốc cho em uống trong vòng 5 ngày: Scanax 500mg, Acid mefenamic 500mg và Domi tazoke. Bác sĩ cho em hỏi uống hết liều thuốc trên thì bao lâu em có thể thụ thai được ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3053 lượt xem

Dừng thuốc viêm đường tiết niệu, có thụ thai được không?

Em vừa dùng xong một toa thuốc trị viêm đường tiết niệu với 4 loại thuốc là: Cefprozil 500mg, Lornoxicam 8 mg, Royalpanacea và Emanera 20mg. Vậy, nếu bi giờ em có thai thì việc uống thuốc trên có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1187 lượt xem

Uống sữa tươi chưa tiệt trùng khi mang bầu có an toàn không?

-Thưa bác sĩ, uống sữa tươi chưa tiệt trùng khi mang bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3275 lượt xem

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1091 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:40
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 ??̂? ??̂ ????̀? ??̀?? ??̛́?? - ???̉? đ?? ??? ??̂̉ ???̛̣? ???̣̂? ???̛ ???̂́ ??̀??
 3 năm trước
 778 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 955 Lượt xem
MỔ THAI ĐÔI NHỮNG BÍ MẬT CHƯA ĐƯỢC TIẾT LỘ VỀ THAI ĐÔI KHÁC TRỨNG? MỔ THAI ĐÔI NHỮNG BÍ MẬT CHƯA ĐƯỢC TIẾT LỘ VỀ THAI ĐÔI KHÁC TRỨNG? 10:42
MỔ THAI ĐÔI NHỮNG BÍ MẬT CHƯA ĐƯỢC TIẾT LỘ VỀ THAI ĐÔI KHÁC TRỨNG?
 Tỷ lệ thai đôi đã ít, thai đôi khác trứng 1 TRAI 1 GÁI lại còn hiếm hơn
 3 năm trước
 743 Lượt xem
GẶP LẠI GIA ĐÌNH DIỄN VIÊN TRUNG RUỒI SAU KHI ĐI SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THU CÚC GẶP LẠI GIA ĐÌNH DIỄN VIÊN TRUNG RUỒI SAU KHI ĐI SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THU CÚC 11:40
GẶP LẠI GIA ĐÌNH DIỄN VIÊN TRUNG RUỒI SAU KHI ĐI SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THU CÚC
 Với sự hỗ trợ tích cực của các bác sĩ Thu Cúc thì chị Hà - vợ diễn viên Trung Ruồi đã vượt cạn thành công bằng phương pháp sinh thường và hạ...
 3 năm trước
 545 Lượt xem
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:31
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Và cùng theo dõi ca sinh mổ của mẹ bầu Đỗ Thị Hà
 3 năm trước
 560 Lượt xem
Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc 08:49
Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc
 Do bận công tác tại nước ngoài nên đồng hành trong ngày vượt cạn của chị Nguyễn Thanh Loan (Hiện tượng mạng Chippy Pola) là cô bạn thân...
 3 năm trước
 727 Lượt xem
Tin liên quan
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Trong thời gian mang thai, phụ nữ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Phát hiện và điều trị sớm nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ là điều rất quan trọng vì bệnh lý này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Nhiễm trùng nấm men khi mang thai
Nhiễm trùng nấm men khi mang thai

Nhiễm nấm âm đạo phổ biến trong thai kỳ. Nếu bạn có nhiều triệu chứng như ngứa ngáy, kích ứng và tiết dịch âm đạo – hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ có thể xác định tình trạng bạn gặp phải và khuyên bạn sử dụng thuốc điều trị. Thực hiện các bước để giữ vùng kín khô thoáng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây