1

Nhiễm toxoplasma trong thai kỳ - Bệnh viện Từ Dũ

Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma là gì?

Đây là một loại bệnh nhiễm trùng do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Toxoplasma Gondii gây nên. Loại ký sinh trùng này thường được tìm thấy ở các loài động vật máu nóng như chim, động vật có vú.

Trong đó, mèo là ký chủ chính vì ký sinh trùng Toxoplasma Gondii tồn tại rất nhiều trong ruột mèo và thường phát tán ra môi trường bên ngoài qua phân.

Ký sinh trùng Toxoplasma Gondii xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua con đường tiêu hóa khi ăn phải thức ăn như thịt chó, mèo nấu chưa chín kỹ và gây bệnh ở hầu hết các cơ quan, nhưng chủ yếu là não, hệ cơ (bao gồm cả cơ tim)… Hiếm khi bệnh có thể lây nhiễm do truyền máu.

Nó không lây lan giữa người khác. Ký sinh trùng này chỉ được biết là sinh sản hữu tính trong họ mèo. Tuy nhiên, nó có thể lây nhiễm hầu hết các loại động vật máu nóng, kể cả con người.

Số liệu thống kê cho thấy, có tới 1/3 dân số thế giới từng ít nhất một lần phơi nhiễm với Toxoplasma Gondii. Thông thường, ký sinh trùng này vô hại với sức khỏe con người, vì cơ thể chúng ta có cơ chế miễn dịch tự nhiên khi bị tác nhân bên ngoài xâm nhập.

Thế nhưng, với phụ nữ mang thai thì Toxoplasma Gondii lại có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như lây truyền sang bào thai, sẩy thai hoặc thai lưu, trẻ sinh ra bị não úng thủy, động kinh… nhất là khi mẹ bầu nhiễm bệnh trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Charles Nicolle và Louis Manceaux lần đầu tiên mô tả sinh vật này vào năm 1908; đến năm 1941, sự lây truyền trong khi mang thai từ mẹ sang con được xác nhận.

Con đường xâm nhập của Toxoplasma Gondii

Toxoplasma Gondii là một loại ký sinh trùng phổ biến trên thế giới. Chúng có thể tồn tại trong thức ăn và lây qua đường tiêu hóa khi bạn ăn thực phẩm chưa được nấu chín kỹ, trái cây không được gọt vỏ và rửa sạch đúng cách.

Đồng thời, bệnh cũng có thể được lây truyền khi bạn tiếp xúc với các loại vật nuôi, nhất là chim và mèo.

Triệu chứng nhiễm bệnh

Sau khi xâm nhập vào cơ thể từ 1-2 tuần, loại ký sinh trùng này sẽ gây nên những triệu chứng tương tự với bệnh cảm cúm:

  • Tăng bạch cầu đơn nhân 
  • Đau nhức khắp người
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau đầu
  • Nóng sốt
  • Đau họng…

Bệnh không tiến triển ở người khỏe mạnh vì cơ thể mỗi người đã có hàng rào bảo vệ. Tuy nhiên, với những người có đề kháng kém và đang mang thai thì ký sinh trùng sẽ tấn công mạnh, gây nên những tổn thương ở hệ thần kinh, hệ cơ, mắt và tim…   

Mối nguy hiểm cho thai nhi   

  • Khi người mẹ bị nhiễm Toxoplasma Gondii, khả năng lây truyền cho bé là rất cao, chiếm đến 30%, kể cả khi mẹ không có bất kỳ triệu chứng nào.
  • Thông thường, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi là 15% ở 3 tháng đầu, 30% ở 3 tháng giữa và 60% ở 3 tháng cuối.
  • Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm cho bé còn tùy thuộc vào thời điểm người mẹ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt nguy hiểm là ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Nhiễm bệnh Toxoplasmosis bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ, trẻ sinh ra có thể có triệu chứng tổn thương các cơ quan nội tạng, não bộ và mắt:

  • Động kinh
  • Gan và lá lách to
  • Vàng da và mắt
  • Nhiễm trùng mắt…

Một số trường hợp khác, trẻ không có biểu hiện rõ rệt khi chào đời mà chỉ phát triển bệnh khi bước vào độ tuổi thiếu niên. Đó có thể là nguy cơ nghe kém, tâm thần chậm phát triển, mắt bị nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ mù lòa.

Nhận biết cơ thể đã nhiễm bệnh  

Tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, việc mẹ bầu bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma Gondii vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc không, nên mẹ bầu không nên lo lắng thái quá. Tốt nhất là bạn nên kiểm tra sức khỏe bằng cách xét nghiệm máu để biết chính xác.

Nếu kết quả dương tính nghĩa là bạn đã nhiễm bệnh. Lúc này, mẹ bầu cần thông báo ngay với bác sĩ theo dõi sức khỏe của mình trong thai kỳ để được hướng dẫn cách điều trị giảm thiểu nguy cơ gây hại cho thai nhi.

Biện pháp phòng ngừa

Cho đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra vắc-xin chủng ngừa ký sinh trùng Toxoplasma Gondii. Vì thế, lời khuyên cho mẹ bầu vẫn là những biện pháp phòng ngừa dưới đây:

Ăn thức ăn được nấu chín kỹ

Việc ăn thức ăn được nấu chín kỹ là một trong những biện pháp dự phòng hữu hiệu giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nhiều loại bệnh như từ vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như Listeria, vi khuẩn gây tiêu chảy như Ecoli và quan trọng nhất là ký sinh trùng Toxoplasma Gondii.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần nhớ uống nước đun sôi để không bị lây bệnh. Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm như hải sản, thịt lợn, thịt nai được chế biến bằng phương pháp sơ sài như tái, nhúng lẩu, tiết canh, sushi...

Rửa rau, trái cây đúng cách

Bề mặt của các loại rau củ, trái cây có thể chứa ký sinh trùng Toxoplasma Gondii. Vì thế, trước khi sử dụng, đặc biệt là ăn thô, bạn nên chú ý đến việc ngâm bằng nước muối pha loãng trong khoảng 30 phút. Sau đó, bạn rửa lại dưới vòi nước chảy và cọ kỹ các ngóc ngách.

Vệ sinh tay chân sạch sẽ

Trước khi ăn uống hay chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, làm vườn, chăm sóc vật nuôi là những thời điểm cơ bản bạn cần rửa tay thật sạch để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng.

Tốt nhất là mẹ nên rửa tay bằng xà phòng có công dụng sát khuẩn, rửa kỹ lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ tay, cổ tay trong khoảng 30 giây. Ngoài ra, mẹ có thể mang găng tay khi làm việc hay vệ sinh nhà cửa, làm vườn.

Sát trùng vật dụng chế biến

Ngoài ra, việc vệ sinh dụng cụ nhà bếp như dao, thớt và các vật dụng khác thường xuyên, đúng cách cũng giúp chặn đứng tình trạng lây nhiễm chéo của ký sinh trùng gây bệnh.

Cách đơn giản nhất là bạn dùng baking soda, giấm hoặc chanh đổ lên bề mặt thớt và các vật dụng, giữ lại khoảng 15 phút, sau đó rửa bằng nước nóng rồi tráng lại cho sạch, phơi khô trước khi cất giữ. 

Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi

Đây là ký chủ chính của các loại ký sinh trùng gây hại, nên sau khi tiếp xúc với chó, mèo, chim cảnh, mẹ bầu nên rửa tay thật sạch. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần khám sức khỏe định kỳ cho thú cưng tại các trung tâm chăm sóc thú y để đề phòng vật nuôi nhiễm bệnh. Tuyệt đối không nhận về nuôi các loài vật không rõ nguồn gốc.   

Điều trị khi bị nhiễm Toxoplasma Gondii

Với các tổn thương não do Toxoplasma Gondii, các bác sĩ sẽ cho thuốc giảm đau như paracetamol, diclofenac, chống co giật bằng thuốc diazepam, lorazepam, chống phù não bằng corticoides và điều trị bằng thuốc đặc trị diệt ký sinh trùng pyrimethamin, clindamycin.

Nếu mẹ bầu nhiễm bệnh nhưng chưa lây truyền sang cho con, các bác sĩ sẽ cho dùng spiramycin. Trong trường hợp mẹ và thai nhi đều bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma Gondii ở mức độ nặng, việc điều trị bằng pyrimethamin và sulfadiazin sẽ được cân nhắc vì chúng có nhiều tác dụng phụ như kháng a xít folic và các vitamin nhóm B... 

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Uống bổ sung viên omega3 trong thai kỳ thế nào?

Năm nay em 34 tuổi, đang mang thai bé thứ 2 được 17 tuần. Buổi sáng, em đang uống 1v canxi và buổi trưa 1v sắt thì được bạn đi Nauy về tặng 2 hộp Omega 3 của hãng Biopharmar. Vậy, nếu em uống thêm viên omega 3 kể trên thì có được không và liều dùng thế nào cho đúng ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  461 lượt xem

Có đúng là bị nhiễm Rubella trong thai kỳ không?

Mang thai được 12 tuần, em đi xét nghiệm máu và nước tiểu. Chỉ số igM là Grayzone 1.25, igG là Reactive 61.1. Bs ở huyện bảo em bị nhiễm Rubella. Nhưng cách đây hơn 10 năm, khi có dịch Rubella hoành hành, nhiều người bị phát ban nên em và chị đã tiêm ngừa Rubella. Hiện, chị em đã có 3 cháu khoẻ mạnh, bình thường. Vậy, theo kết quả xn trên thì có đúng là em bị nhiễm Rubella không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  505 lượt xem

Có bị nhiễm Rubella trong thai kỳ không?

Có bầu được gần 7 tuần, em đi khám và xét nghiệm máu tại Bv kết quả rubella của em igg âm tính 0.06. Theo hẹn của bs, khi thai 16 tuần, em đi xét nghiệm lại, igG 37, dương tính và igM âm tính. Vậy, em có bị nhiễm rubella trong thời gian mang thai hay không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  576 lượt xem

Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?

Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  511 lượt xem

Lỡ uống 1 viên Fluconazol 150mg trong tuần thai kỳ?

Em bị nấm, do không biết mình đã mang thai nên ngay trong tuần đầu của thai kỳ, em đã uống duy nhất 1 viên Fluconazol 150mg. Nay, thai đã được gần 6 tuần, nhưng em rất lo - Liệu 1 viên thuốc đó có gây tác hại gì cho em bé không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1778 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 701 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 954 Lượt xem
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:16
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click để XEM NGAY livestream để đồng hành cùng chị Thắm trong hành trình chào đón con yêu này nhé! xem thêm
 3 năm trước
 730 Lượt xem
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! 02:58
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé!
Với gia đình chị Vân Anh, Tết 2021 đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ hơn bao giờ hết bởi con trai Trung Quân bị viêm phế quản với triệu chứng sốt cao...
 3 năm trước
 472 Lượt xem
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 787 Lượt xem
NGHẸT THỞ SẢN PHỤ VƯỢT CẠN THÀNH CÔNG TRONG TÌNH TRẠNG RAU TIỀN ĐẠO TRUNG TÂM, THAI NGÔI NGANG VÀ SINH MỔ LẦN 3 NGHẸT THỞ SẢN PHỤ VƯỢT CẠN THÀNH CÔNG TRONG TÌNH TRẠNG RAU TIỀN ĐẠO TRUNG TÂM, THAI NGÔI NGANG VÀ SINH MỔ LẦN 3 02:27
NGHẸT THỞ SẢN PHỤ VƯỢT CẠN THÀNH CÔNG TRONG TÌNH TRẠNG RAU TIỀN ĐẠO TRUNG TÂM, THAI NGÔI NGANG VÀ SINH MỔ LẦN 3
 Vừa qua, Ths.Bs. Thầy thuốc ưu tú Bùi Xuân Quyền cùng ekip khoa sản bệnh viện Hồng Ngọc đã tiếp nhận trường hợp chị Thanh Hương 27 tuổi, mang...
 3 năm trước
 658 Lượt xem
Tin liên quan
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ

Nguy cơ bạn lây truyền bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 cho em bé khi mang thai là thấp. Trong nhiều trường hợp, sức khỏe của thai nhi đều tốt, mặc dù vẫn có khả năng virus Parvo B19 có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ bạn phơi nhiễm với căn bệnh này, hãy thông báo với bác sĩ – người theo dõi thai kỳ của bạn.

Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai
Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai

Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây