Nhận biết ruột thừa đau bên nào và cách điều trị hiệu quả


1. Đau ruột thừa là tình trạng gì?
Trong cơ thể, ruột thừa là một bộ phận có dạng hình túi, nhỏ như ngón tay cái, nằm về phía dưới bên phải của phần bụng. Ruột thừa có một đầu bịt kín, đầu còn lại thông với manh tràng (là đoạn đầu tiên của ruột già). Khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn bên trong ruột thừa, các chất thải đến ruột già dần bị tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây sưng viêm, nhiễm trùng. Hậu quả là gây ra bệnh lý viêm ruột thừa, mà triệu chứng điển hình là cơn đau ruột thừa.
Viêm ruột thừa không phải là bệnh hiếm gặp mà có thể xảy ra ở mọi đối tượng bất kể độ tuổi. Đây là căn bệnh nguy hiểm đối với cơ thể, ảnh hưởng đến gần như mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết bệnh này thường không rõ ràng, nhất là trong giai đoạn đầu tiên của bệnh. Vì vậy, việc nhận biết ruột thừa đau bên nào mang ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm, để từ đó có thể điều trị hiệu quả.

2. Dấu hiệu để nhận biết ruột thừa đau bên nào
Có nhiều thể viêm ruột thừa, ở thể điển hình gặp trong đại đa số các trường hợp khi ruột thừa nắm đúng vị trí.Sau đây là 6 dấu hiệu nhận biết ruột thừa đau bên nào.
2.1. Đau bụng
2.1.1. Một số thể khác bên phải (Hố chậu phải) thể điển hình
- Thường đau ngẫu nhiên, có thể bắt đầu từ nhiều vị trí khác nhau trong ổ bụng, từ 1 đến 3 giờ sau khu trú về hố chậu phải.
- Đau âm ỉ, liên tục, tăng dần.
- Độ nặng của những cơn đau ruột thừa thường tăng lên trong vòng 24 giờ.
2.1.2. Một số thể khác
- Viêm ruột thừa sau mạnh tràng: Đau vùng thắt lưng phải, có thể lan xuống hông và đùi phải do kích thích thần kinh hông to.
- Viêm ruột thừa ở một số vị trí khác:
Khi bị viêm ruột thừa, mọi hoạt động hàng ngày của bệnh nhân đều bị gián đoạn, bởi vì chỉ cần những cử động nhỏ ảnh hưởng lên vùng bụng cũng có thể khiến cho người bệnh đau dữ dội, ví dụ như đi bộ, hắt hơi, khuân vác đồ đạc. Như vậy, trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chẩn đoán, điều trị sớm, hạn chế biến chứng xảy ra.
Chú ý: Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa, nếu phát hiện sớm việc điều trị tương đối dễ dàng. Để muộn sẽ có nhiều biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cảnh giác và đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm, càng tốt với đau bụng âm ỉ, liên tục, tăng dần đặc biệt khu trú ở vùng bụng dưới bên phải.
2.2. Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên và đau bàng quang cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa đang tiến triển nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này là do viêm và nhiễm trùng từ ruột thừa, ảnh hưởng lên quá trình bài tiết bình thường của cơ thể. Tình trạng này có thể kéo dài và gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đi tiểu thường xuyên và đau bàng quang cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa đang tiến triển nghiêm trọng
2.3. Bụng cồn cào kèm theo nôn ói kéo dài
Nôn ói kéo dài, đau bụng, tiêu chảy, cồn cào, khó chịu,... là những biểu hiện của bệnh lý rối loạn tiêu hóa, trong đó có cả viêm ruột thừa. Bệnh nhân ngoài việc phải chịu những cơn đau ruột thừa bên phải, thì còn phải đối mặt với những hậu quả từ hệ tiêu hóa như suy nhược cơ thể, ốm yếu, xanh xao.
2.4. Run và sốt
Bệnh nhân viêm ruột thừa hay có dấu hiệu sốt nhẹ, thường từ 38 đến 38,5 độ C, ngoài ra còn kèm theo run, ớn lạnh. Nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng viêm và nhiễm trùng trong cơ thể, cơ thể phải phản ứng lại với viêm, gây ra cảm giác đau cục bộ hoặc toàn thân, chẳng hạn như sốt và run.
2.5. Chán ăn
Những người đang có vấn đề về tiêu hóa thường không muốn bổ sung bất cứ thứ gì vào cơ thể dù họ vẫn biết rằng cơ thể cần phải được cung cấp năng lượng để duy trì sự sống. Đặc biệt đối với bệnh lý viêm ruột thừa, những cơn đau và nỗi ám ảnh do nôn ói kéo dài khiến cho bệnh nhân cảm thấy sợ hãi khi phải ăn uống bất kỳ thứ gì.
2.6. Thành bụng co cứng
Bên cạnh những cơn đau ở vùng bụng dưới bên phải thì tình trạng co cứng thành bụng cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa. Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa tại , đau ruột thừa bên trái hay bên phải thường bị nhầm lẫn với đau dạ dày. Chính vì vậy, để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh có phải là viêm ruột thừa hay không, bệnh nhân cần phải thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm bao gồm: bệnh học, xét nghiệm nước tiểu, chụp X - quang bụng và ngực, chụp CT nếu nghi ngờ nhầm lẫn với bệnh lý khác,...
Tuy nhiên, nếu nhận thấy cơn đau ở vùng bụng kéo dài liên tục hàng giờ, kèm sốt, nôn ói, hoặc tiêu chảy,... thì bệnh nhân nên được chở đến bệnh viện ngay để thăm khám chính xác, tránh tình trạng bệnh trở nên xấu đi do phát hiện muộn.

3. Cách điều trị đau ruột thừa
Sau khi đã chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ kiểm tra, cân nhắc và tư vấn điều trị viêm ruột thừa cho bệnh nhân.
Trong đó, phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp phổ biến và gần như là duy nhất. Nguyên nhân là vì viêm ruột thừa là tình trạng được xếp vào loại khẩn cấp, cần phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay phương pháp mổ ruột thừa nội soi thường được lựa chọn do tính thẩm mỹ và độ hồi phục sau phẫu thuật nhanh hơn so với cách mổ thông thường.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định bù nước, nâng đỡ cơ thể, dùng thuốc giảm đau và kháng sinh giúp chống viêm, nhiễm trùng.
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp phổ biến và gần như là duy nhất.
Khi về nhà, người bệnh cần lưu ý các triệu chứng dưới đây và thông báo cho bác sĩ để kịp thời giải quyết:
- Nôn không kiểm soát.
- Đau ruột thừa trầm trọng hơn.
- Chóng mặt, hoa mắt, không tỉnh táo.
- Tiểu hoặc nôn ra máu.
- Vết mổ bị đau, xuất hiện mủ và sưng tấy.
- Sốt bất thường.
Đau ruột thừa là một triệu chứng biểu hiện tình trạng bệnh lý bất thường của ruột thừa. Đau ruột thừa có tính chất rất đa dạng, do đó rất khó nhận biết và chẩn đoán chính xác. Dù vậy, do tính cấp tính của các bệnh lý gây nên tình trạng đau ruột thừa, cần phải đưa người bệnh đến ngay các trung tâm y tế để thăm khám và chẩn đoán khi nghi ngờ người bệnh đang có dấu hiệu của đau ruột thừa.

Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.

Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.

Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.

Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.







Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.