Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt ở trẻ

Nước bọt tiết ra rất có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn và làm sạch vùng miệng. Khi lượng nước bọt tiết ra không được kiểm soát khiến cảm giác như miệng toàn nước bọt, đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc phải bệnh lý nào đó.

1. Hiện tượng tăng tiết nước bọt ở trẻ

Nước bọt là chất tiết có dạng nhờn, trong, hay có bọt, được tiết ra từ các tuyến nước bọt vào khoang miệng với nhiều công dụng khác nhau, quan trọng nhất chính là giúp việc làm nhuyễn và tiêu hoá một phần thức ăn trước khi chúng được tống xuống dạ dày, đồng thời điều hòa độ axit trong miệng giữ cho răng bớt bị sâu mòn.

Trong nước bọt có chất nhầy, có tác dụng bảo vệ niêm mạc miệng, làm trơn thức ăn, dễ nuốt. Nước bọt còn có những chất bài tiết theo nước bọt như ngưng kết nguyên của hồng cầu, nhờ đó có thể xác định nhóm hồng cầu bằng nước bọt, trong đó có canxi, có thể bị kết tủa thành sỏi ống nước bọt.

Nước bọt được tự động bài tiết mỗi khi niêm mạc miệng bị kích thích nhờ phản xạ không điều kiện, nhờ đó khi nhai thức ăn, nước bọt được tự động bài tiết. Nước bọt cũng còn bài tiết nhờ các phản xạ có điều kiện do các kích thích thường xuất hiện trong bữa ăn gây ra và là nguyên nhân khiến bài tiết mỗi khi nhìn thấy thức ăn ưa thích.

Việc trẻ tăng tiết nước bọt có lẽ là do sự chuyển động của lưỡi và hàm đã kích thích tuyến nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm...và gây tăng tiết nước bọt. Hoặc việc tăng tiết nước bọt này là do những rối loạn thần kinh thực vật hoặc cũng có thể có những tổn thương thực thể trong miệng cũng như ống tiêu hoá gây ra.

2. Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt ở trẻ

Thực phẩm ngọt, cay nóng

Ăn thực phẩm ngọt hoặc cay nóng có thể kích thích miệng tiết nhiều nước bọt hơn để trung hòa lượng đường và giảm vị cay nóng.

Tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai

Ống dẫn tuyến nước bọt mang tai giúp đưa nước bọt từ tuyến mang tai tới miệng. Vì lý do nào đó, sỏi có thể hình thành trong ống dẫn gây tắc nghẽn khiến cho nước bọt không thể lưu thông gây tăng tiết nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt

Con người có ba tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Tình trạng viêm ở một trong 3 tuyến này đều có thể dẫn tới tình trạng tiết nhiều nước bọt.

Mọc răng

Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt ở trẻ
Tiết nhiều nước dãi có thể là “tín hiệu” của việc mọc răng

 

Tiết nhiều nước dãi có thể là “tín hiệu” của việc mọc răng. Từ 6 – 8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa và bị chảy nhiều nước bọt hơn. Thay vì lo lắng, cha mẹ nên vui mừng khi sắp được nhìn thấy những chiếc răng nhỏ xinh của con nhú lên.

Và cũng trong giai đoạn mọc răng này của trẻ, cha mẹ cần theo dõi con nhiều hơn, vì ngoài việc chảy nước miếng nhiều, trẻ sẽ hay cắn, gặm nhấm bất cứ thứ gì trong tay, có thể khiến trẻ sốt, nên mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ phù hợp.

Vệ sinh răng miệng kém

Phản xạ tự nhiên của cơ thể đó là tiết nước bọt để rửa trôi các chất bẩn, thức ăn hay vi khuẩn ở vùng miệng. Nếu vệ sinh răng miệng kém thì cơ thể sẽ tự tiết ra nhiều nước bọt hơn để làm sạch vùng miệng.

Bệnh dại

Bệnh dại có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy dãi nhiều. Các cơn co thắt quanh các cơ của họng và thanh quản khiến cho trẻ tiết nhiều nước bọt. Thật may căn bệnh này hiện nay ít gặp hơn nhiều so với trước đây.

Rối loạn tiết nước bọt thể tăng tiết

Khi dây thần kinh điều khiển tuyến nước bọt bị tổn thương sẽ dẫn đến rối loạn tiết nước bọt, đây có thể là nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt.

Viêm dạ dày và trào ngược dạ dày

Van thực quản ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, có thể đóng mở bất cứ lúc nào, chính điều này khiến trẻ hay bị nôn trớ.

Tăng tiết nước bọt là một trong các triệu chứng cơ bản của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quảnviêm dạ dày. Hiện tượng đó xảy ra nhằm trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Đồng thời axit dư thừa càng nhiều thì miệng sẽ càng tiết nhiều nước bọt.

Đặc điểm của giai đoạn phát triển

Giai đoạn từ 2- 4 tháng tuổi, miệng trẻ sẽ tiết nhiều nước miếng, nước bọt hơn báo hiệu mốc phát triển mới của trẻ. Nhưng vì trẻ chưa thể kiểm soát dòng chảy nước miếng này, nên sẽ chảy dãi ra nhiều hơn so với những tháng trước đó.

Nhiễm trùng miệng

Tuyến nước bọt của trẻ sẽ hoạt động nhiều hơn khi trẻ bị nhiễm trùng trong khoang miệng, do mẹ không vệ sinh khoang miệng đúng cách cho trẻ, vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập và tấn công, gây nhiều vấn đề cho nướu, khoang miệng.

Đường tiêu hóa của trẻ không tốt

Khi trẻ gặp những vấn đề bất thường về hệ tiêu hóa như: viêm ruột, viêm đau dạ dày, đau bụng tiêu chảy, ăn uống khó tiêu,...thì nước bọt cũng tiết ra nhiều hơn bình thường.

Bởi nước miếng, nước dãi có vai trò dung hòa môi trường axit trong dạ dày, giúp trẻ phần nào giảm chứng đau bụng, ổn định hoạt động hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Trẻ mắc các bệnh về hô hấp

Các bệnh về hô hấp như: viêm họng, viêm xoang mũi,...đều có triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, khiến trẻ phải dùng miệng để thở. Khi ngủ thì dùng miệng thở sẽ khiến dòng chảy nước miếng dễ trào ra ngoài hơn.

Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt ở trẻ
Trẻ mắc các bệnh về hô hấp như: viêm họng, viêm xoang mũi,...

 

Trẻ mắc các bệnh về thần kinh

Bại não, dị tật bẩm sinh, chấn thương vùng đầu,... cũng khiến trẻ tiết nước bọt, nước miếng nhiều hơn so với bình thường.

Tuy nhiên, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chảy nhiều nước miếng, nước dãi, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để biết cụ thể rõ hơn vì sao con gặp tình trạng này, nếu phát hiện ra bệnh lý cũng sẽ được điều trị sớm hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé khóc mà không có nước mắt thì có bình thường không?

Bác sĩ ơi, cho em hỏi, bé nhà em được 3 tuần tuổi, mỗi khi cháu khóc đều không ra nước mắt. Như thế thì có bình thường không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2423 lượt xem

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3432 lượt xem

Trẻ đang bị ốm, uống sữa sẽ bị tăng dịch nhầy không?

Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi đang bị ốm, việc cho bé uống sữa có làm tăng dịch nhày của bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1146 lượt xem

Các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi không?

Bé nhà tôi bị nghẹt mũi. Không hiểu các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi của bé không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  869 lượt xem

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm

Bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ nhỏ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  777 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1290 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 950 Lượt xem
Tin liên quan
Tăng bạch cầu đơn nhân ở trẻ (Mononucleosis –  bệnh do những nụ hôn)
Tăng bạch cầu đơn nhân ở trẻ (Mononucleosis – bệnh do những nụ hôn)

Tăng bạch cầu đơn nhân còn được gọi là bệnh Mono hoặc bệnh do những nụ hôn vì lây truyền qua nước bọt – thường gặp ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng có thể nhiễm bệnh này nếu dùng chung thìa, bát đũa hoặc được một người họ hàng đang nhiễm virut âu yếm.

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, khi da đầu khô và có nhiều mảng vảy da vàng, nâu hoặc chứa dầu. Tình trạng này là vô hại và thường tự biến mất trong khoảng 6-12 tháng, hoặc lâu hơn.

Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em
Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em

Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây