1

Nguyên nhân gây suy thận - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Nhiệm vụ của thận

  • Thận có hình dẹp của một hạt đậu, chiều dài khoảng 10cm, bề ngang khoảng 5cm và dày khoảng 2,5 cm. Khi sinh ra mỗi người thường có hai quả thận. 
  • Thành phần hoạt động chính của thận là cả triệu những đơn-vị-thận (nephron) ở trong vỏ và tủy thận. Ðây là một hệ thống những ống lọc nhỏ li ti, có khả năng lọc rất tinh vi, công hiệu.
  • Mỗi ngày, máu được hai trái thận liên tục thanh lọc. Với cả triệu những đơn vị thận để thanh lọc máu như thế, thận có những nhiệm vụ quan trọng như sau:
  • Thải ra khỏi cơ thể những chất độc do sự chuyển hóa thức ăn, những chất độc hại, muối khoáng dư thừa...
  • Duy trì số lượng nước trong cơ thể ở mức hằng định dù là lượng nước nhập vào cơ thể lúc nhiều lúc ít. Nếu nhiệm vụ này bị rối loạn, nước sẽ được giữ lại, đưa tới phù toàn thân hoặc ứ nước tại các xoang tự nhiên của cơ thể như xoang màng bụng, xoang màng phổi v.v…
  • Giữ lại các chất dinh dưỡng trong huyết tương như chất đạm, glucose, khoáng chất.
  • Ðiều hòa sự cân bằng giữa acid và kiềm trong các dung dịch cơ thể. Duy trì sự cân bằng các chất khoáng như potassium, sodium...
  • Sản xuất các chất kích thích tủy tạo hồng huyết cầu, như chất erythropoietin.
  • Giữ huyết áp bình thường. Rất nhiều trường hợp cao huyết áp là hậu quả của thận suy.

2. Nguyên nhân gây suy thận

Suy thận khi khả năng lọc máu của tiểu cầu thận bị rối loạn hoặc ngưng hoạt động. Suy thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

  • Suy thận cấp tính: xảy ra rất nhanh do choáng, huyết áp đột nhiên xuống rất thấp khi cơ thể bị chấn thương nặng, do biến chứng của phẫu thuật, nhiễm khuẩn huyếtv.v…. Ðây là một tình trạng rất nghiêm trọng cần được điều trị liên tục tại bệnh viện.
  • Suy thận mãn: khả năng lọc máu của thận giảm từ từ và thường là do hậu quả của một số bệnh như viêm thận tiểu cầu, tiểu đường, cao huyết áp, thận đa nang... Khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 tới 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối và cần phải lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Một số nguyên nhân

  • Nguyên nhân ở phía trước thận như bụng báng nước, giảm dung lượng máu vì bệnh tim hoặc do nhiễm độc máu, suy chức năng gan, tác hại của một số hóa chất, dược phẩm …
  • Nguyên nhân tại thận trong các bệnh của bệnh thận, do nhiễm trùng thận, chấn thương thận, do tác dụng có hại của hóa chất dược phẩm lên thận, trong bệnh tiểu đường, cao huyết áp ..
  • Sử dụng quá nhiều và quá lâu các loại thuốc chống đau như aspirin, phenacetin...là một trong những nguyên nhân thường thấy.
  • Nguyên nhân sau thận như sạn thận, tắc nghẽn ống dẫn tiểu, rối loạn các khả năng của bàng quang, viêm tuyến tiền liệt…

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Suy thận mạn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Suy thận mạn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc dịch thừa và chất thải ra khỏi máu. Chất thải này sau đó sẽ đi ra ngoài theo nước tiểu. Suy thận mạn tính là tình trạng chức năng thận bị giảm hoặc mất hoàn toàn trong thời gian dài, có thể là nhiều tháng hoặc nhiều năm. Theo thời gian, chất thải và dịch sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thận mạn tính.

Suy thận cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy thận cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy thận cấp tính còn được gọi là tổn thương thận cấp, có thể xảy ra ở cả những người mắc bệnh thận mạn tính và những người có chức năng thận bình thường. Chức năng thận có thể suy giảm chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày đến vài tuần.

Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?
Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?

Bệnh thận mạn và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều. Bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh thận mạn.

Các giai đoạn của bệnh suy thận mạn
Các giai đoạn của bệnh suy thận mạn

Suy thận mạn gồm có 5 giai đoạn, bắt đầu từ tình trạng thận chỉ bị tổn thương nhẹ cho đến chức năng thận bị giảm nghiêm trọng, không còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Các phương pháp điều trị như dùng thuốc và lọc máu có thể ngăn suy thận mạn giai đoạn đầu tiến triển đến giai đoạn cuối.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây