1

Người bệnh đái tháo đường dễ mắc bệnh thận, vì sao? - Bệnh viện Bạch Mai

Cùng với sự gia tăng tần suất mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), biến chứng tại thận ngày một tăng lên.

Trước đây, bệnh ĐTĐ thường phát hiện muộn, việc điều trị cũng chưa thật tốt nên người bệnh thường chết trước khi biến chứng thận trở nên nặng nề. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của y học cũng như trình độ hiểu biết của người bệnh được nâng cao, việc chẩn đoán và điều trị ĐTĐ đã được cải thiện rõ rệt, tuổi thọ của người bệnh kéo dài hơn. Lúc này biến chứng tại thận xuất hiện ngày càng tăng và là một trong những hậu quả xấu nhất của ĐTĐ.

Đặc điểm tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ

Các dấu hiệu thường gặp: 

  • Thận to 140%
  • Phù nề giãn rộng khoảng kẽ, dày màng đáy
  • Xơ hoá cầu thận dạng nốt
  • Tổn thương mạch máu.

Các tổn thương thận do tiểu đường gây ra

  • Tổn thương cầu thận: Xơ hóa mạch thận lan tỏa, tổn thương dạng nốt, xơ hóa màng đáy cầu thận, xơ hóa ổ.
  • Tổn thương mạch thận: Thoái hóa kính (hyalin hóa) lớp áo giữa mạch thận, xơ hóa mạch thận.
  • Tổn thương tổ chức kẽ thận: Thoái hóa kính ống lượn gần, lắng đọng phức hợp glycogen (hội chứng Armani-Ebstein), teo ống thận, xơ hóa kẽ thận.

Một số chú ý với bệnh thận ĐTĐ:

Lọc máu sớm hơn:

Chỉ định lọc máu khi mức lọc cầu thận dưới 10-15, đôi khi < 15-20 ml/phút/1,73m2. Nguyên nhân là do suy thận nhanh hơn, biến chứng tim mạch nhiều hơn, hội chứng ure nặng hơn, tổn thương mắt nặng hơn.

Hiệu quả lọc thấp hơn, màng bụng chóng suy, lỗ dò động tĩnh mạch AVF (Arterio Venous Fistula) chóng hỏng. Nhiều biến chứng hơn như nhiễm trùng, tăng huyết áp, hạ đường huyết…

Làm sao để phát hiện bệnh thận do ĐTĐ?

Dấu hiệu đầu tiên của tổn thương thận ĐTĐ là đạm niệu. Vì thế, tất cả các bệnh nhân tiểu đường bắt buộc phải xét nghiệm tìm đạm niệu.

Có 3 phương pháp lấy nước tiểu để xét nghiệm:

  • Lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên (thường là buổi sáng)
  • Lấy mẫu nước tiểu của cả ngày (24h)
  • Lấy mẫu nước tiểu trong một khoảng thời gian nhất định (3-4h).

Trong giai đoạn đầu tiên của bệnh, đạm niệu không có, lúc này nên kiểm tra 6 tháng một lần. Tuy nhiên, đạm niệu sẽ xuất hiện muộn hơn sau một thời gian.

Đầu tiên là vi đạm niệu. Lượng vi đạm niệu đo được tuỳ theo cách lấy nước tiểu, thông thường vào khoảng 30-299mg/24h hay 30-299microgam/mg creatinin. Khi có vi đạm niệu phải kiểm tra 3 tháng một lần và cần điều trị đặc hiệu.

Giai đoạn muộn hơn, bệnh sẽ chuyển sang loại đạm niệu lâm sàng, tức là đạm niệu lớn hơn 300mg/24h. Lúc này bệnh thận biểu hiện rõ rệt hơn.

Quá trình từ khi không có đạm niệu đến khi xuất hiện bệnh thận lâm sàng tuỳ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, thể bệnh tiểu đường và chất lượng điều trị. Đạm niệu vi thể hiện diện ở 40-50% bệnh nhân sau khi khởi bệnh từ 10-15 năm. Nếu không được can thiệp đúng sẽ có khoảng 20-40% chuyển thành bệnh thận lâm sàng sau 15-20 năm.

Khi đã biểu hiện bệnh thận rõ ràng, khả năng lọc của thận giảm dần và trong vòng 5-10 năm sẽ chuyển thành suy thận giai đoạn cuối. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp, bệnh nhân đến bệnh viện khi đạm niệu nhiều, hay thận đã suy vì trước đó không đi kiểm tra và bệnh ĐTĐ âm ỉ tiến triển đã phá huỷ hệ thống thận tiết niệu. Thêm vào đó, việc điều trị không đúng, dùng thuốc sai chỉ định sẽ nhanh chóng làm bệnh thận nặng lên.

Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi suy thận nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc phát hiện sớm và điều trị đầy đủ. Đạm niệu không chỉ là biểu hiện sớm của tổn thương thận mà còn là một chỉ điểm của nguy cơ cao biến chứng tim mạch và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ĐTĐ có đạm niệu có nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim cao gấp hai lần so với người không có đạm niệu.

Ngoài đạm niệu, tăng huyết áp cũng là một biểu hiện hay gặp trong bệnh thận tiểu đường. Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tổn thương thận.

Con số huyết áp có thể cao trung bình, cũng có thể cao thành từng cơn. 30% bệnh nhân ĐTĐ mới mắc có biểu hiện tăng huyết áp và 70% bị tăng huyết áp trong giai đoạn bệnh thận nặng. Tuy nhiên dù bằng hình thức nào, tăng huyết áp cũng sẽ làm chức năng hoạt động của thận suy giảm nhanh chóng hơn. Người bệnh béo phì, lười vận động, ăn mặn có nguy cơ tăng huyết áp hơn nhiều lần.

Triệu chứng khác cũng hay gặp là phù.

  • Phù thận thường phù mặt, phù trắng, mềm.
  • Nặng hơn là phù toàn thân, tràn dịch các màng tim, màng phổi, màng bụng.
  • Các dấu hiệu khác như đau lưng, thiếu máu, tiểu đêm... cũng có thể gặp nhưng ít hơn và không đặc hiệu.

Phòng ngừa biến chứng thận do ĐTĐ thế nào?

Kiểm soát tốt đường huyết:

  • Khi điều chỉnh đường huyết tốt có thể ngăn chặn được bệnh thận tiến triển. Nghiên cứu tại Anh trên 3.867 bệnh nhân cho thấy, nếu điều trị tích cực và thực hiện chế độ ăn kiêng chặt chẽ giảm được 25% nguy cơ biến chứng.
  • Các thuốc hay dùng là insulin, sulfourea. Cần chú ý một số thuốc điều trị ĐTĐ thải trừ qua thận, nên khi thận đã tổn thương có thể làm tăng các tác dụng phụ.
  • Người bệnh cần được tư vấn điều trị cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Người bệnh cũng cần theo dõi sát nồng độ HbA1c vì đây cũng là xét nghiệm nói lên sự tương quan giữa tổn thương thận và điều chỉnh đường huyết.

Kiểm soát tốt huyết áp và đạm niệu: 

  • Thay đổi lối sống và chế độ ăn là phương thuốc hữu hiệu làm giảm bệnh. Không hút thuốc lá, giảm cân, chú ý tăng cường hoạt động thể lực, tập thể dục và sinh hoạt đều đặn.
  • Chế độ ăn nhạt vừa phải, giảm mỡ không chỉ làm giảm huyết áp mà còn làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch khác. Mục đích hạ áp ở người ĐTĐ là đưa con số xuống 120/80mmHg.
  • Các thuốc hay dùng là ức chế men chuyển đổi Angiotensin hay ức chế thụ thể ARB. Việc giảm huyết áp sẽ ngăn chặn nguy cơ biến chứng mạch máu lớn cũng như vi mạch và khống chế tốt huyết áp và đạm niệu sẽ làm chậm tiến triển bệnh thận ĐTĐ.

Các biện pháp ngăn chặn tiến triển bệnh thận do ĐTĐ

  • Biện pháp chính: Kiểm soát huyết áp (mục tiêu < 130/80mmHg, ưu tiên dùng thuốc ức chế men chuyển), kiểm soát đường huyết (HbA1c < 7%).
  • Biện pháp bổ sung: Điều trị rối loạn mỡ máu, không hút thuốc lá, hạn chế đạm trong chế độ ăn, giảm cân và tăng cường hoạt động thể lực.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 746 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 722 Lượt xem
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT 04:40
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Đối với những người bị đái tháo đường, bàn chân cần phải chăm sóc kỹ hơn bởi những biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ nhầm lẫn với vết loét thông...
 3 năm trước
 518 Lượt xem
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 05:31
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý, bởi việc sử dụng thuốc tác động trực tiếp đến quá trình trị bệnh.Hãy...
 3 năm trước
 630 Lượt xem
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG 05:33
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan....
 3 năm trước
 625 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? 01:21
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN?
Việc xác định phân loại bệnh đái tháo đường sẽ phục vụ công tác khám chữa bệnh nhanh...
 3 năm trước
 577 Lượt xem
Tin liên quan
Lợi ích của axit alpha-lipoic (ALA) đối với bệnh thần kinh đái tháo đường
Lợi ích của axit alpha-lipoic (ALA) đối với bệnh thần kinh đái tháo đường

Axit alpha-lipoic (ALA) là một liệu pháp thay thế để điều trị triệu chứng đau của bệnh viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường.

Lợi ích và tác hại của đậu phộng đối với người bệnh đái tháo đường
Lợi ích và tác hại của đậu phộng đối với người bệnh đái tháo đường

Thêm đậu phộng và bơ đậu phộng vào chế độ ăn uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị bệnh đái tháo đường type 2.

9 quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường
9 quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường

Mặc dù đái tháo đường là một bệnh lý phổ biến nhưng không ít người vẫn chưa hiểu đúng về căn bệnh này, dẫn đến những sai lầm trong điều trị bệnh. Một trong những điều mà nhiều người hiểu sai nhất là chế độ ăn uống khi mắc đái tháo đường.

Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh đái tháo đường type 2 có thể dẫn đến bệnh thận. Điều này xảy ra khi thận không còn lọc máu hiệu quả.

Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị
Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị

Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây