1

Nên chọn sản phẩm nào để chống muỗi cho trẻ? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dược/mỹ phẩm chống muỗi cho đối tượng trẻ nhỏ dưới nhiều hình thức như: Dạng kem bôi, dạng gel, thuốc nước, dạng xịt, son chống muỗi, dầu chống muỗi... Một số thương hiệu sản phẩm chống muỗi lớn được nhiều người chọn mua như: Chicco, Stop Comar, Mocky, Wakodo, After Bite, Ziaja, Mosfly, Raid, Jumbo, Johnson & Johnson...

Chọn sản phẩm chống muỗi

Theo nhiều chuyên gia, khi lựa chọn sản phẩm dược/mỹ phẩm chống muỗi cho trẻ, bạn có thể dựa vào các thành phần trong sản phẩm đó và có thể tham khảo các lựa chọn dưới đây:

Chọn sản phẩm chống muỗi chứa DEET

  • Nhiều chuyên gia cho rằng DEET (N, N-diethyl-m-toluamide) là một trong những hợp chất được sử dụng nhiều trong các loại thuốc chống côn trùng. DEET có thể được áp dụng trực tiếp lên da và với nồng độ từ 15 - 100%.
  • Các sản phẩm có nồng độ DEET khoảng 15% không thể dùng cho trẻ dưới 2 tuổi mà chỉ có thể dùng cho trẻ từ 3 - 12 tuổi trên vùng da bị giới hạn.
  • Nên nhớ rằng dù tỷ lệ thấp nhưng hóa chất DEET không phải là vô hại và người sử dụng cần tuân thủ các hướng dẫn ghi trên bao bì để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

Chọn sản phẩm chứa Picaridin (KBR 3023, Icaridin, Saltidin)

  • Picaridin là chất lỏng không mùi, không màu, không gây nhờn dính. Nó được sử dụng lần đầu tiên ở châu Âu vào năm 2001 và nay đã được áp dụng trên khắp thế giới.
  • Nó có tác dụng như DEET ở nồng độ tương tự nhưng an toàn hơn vì không nặng mùi, không gây kích ứng da/mắt. Có hiệu quả chống muỗi 8 - 14 tiếng (với nồng độ 20%).

Chọn sản phẩm chứa dầu bạch đàn chanh/PMD

Là thuốc đuổi côn trùng duy nhất được Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyên dùng. Tuy nhiên, không nên dùng PMD cho trẻ dưới 3 tuổi.

Chọn sản phẩm chứa IR3535

Đây là thuốc diệt côn trùng sinh học, nồng độ IR3535 ở mức 30% được cho là an toàn để chống muỗi trong vòng 8 giờ. Nồng độ cao hơn có thể gây kích ứng da.

Một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm chống muỗi cho trẻ

  • Không nên dùng các sản phẩm thuốc chống muỗi cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
  • Chỉ xịt thuốc ở chân tay, tuyệt đối tránh xa vùng mặt cổ vì thuốc xịt có thể bay hơi, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.
  • Không nên bôi, xịt thuốc vào các vùng da hở như vết thương, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước.
  • Vệ sinh nhà cửa, nơi vui chơi, sinh hoạt để đảm bảo sự sạch sẽ, thoáng mát, tránh tạo thành nơi trú ngụ, sinh sản của muỗi.
  • Hạn chế mở cửa vào buổi tối.
  • Nên lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ để ngăn ngừa muỗi và các loại côn trùng xâm nhập, đồng thời vẫn đảm bảo ngôi nhà có đủ không khí trong lành.
  • Hạn chế mặc quần áo tối màu và nên mắc màn khi đi ngủ.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  894 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1115 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  865 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  800 lượt xem

Các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi không?

Bé nhà tôi bị nghẹt mũi. Không hiểu các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi của bé không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  674 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 654 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 611 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12123 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 634 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 659 Lượt xem
Tin liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Dị ứng thực phẩm ở trẻ
Dị ứng thực phẩm ở trẻ

Con của tôi có thể bị dị ứng thực phẩm không? Điều gì sẽ xảy ra nếu con tôi bị dị ứng với thực phẩm? Tôi nên làm gì nếu nghĩ rằng con tôi bị dị ứng với thực phẩm? Cha mẹ hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây