1

Một số nghiên cứu về tim nhịp chậm - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

A. Block tim

1.  Bloc nhĩ thất cấp 1

  • Khoảng PR biểu hiện thời gian giữa lúc bắt đầu sóng P và lúc bắt đầu phức hợp QRS (dù phức hợp này bắt đầu bằng một sóng Q hay một sóng R). Khoảng PR bình thường là 0,12- 0,20 giây.
  • Một bloc nhĩ thất cấp 1 được đặc trưng bởi một khoảng PR trên 0,2 giây và là một khám phá thông thường. Bloc nhĩ thất độ 1 biểu hiện sự chậm dẫn truyền ở bộ nối nhĩ-thất (jonction AV bao gồm nút nhĩ thất và bó His). Đôi khi có thể là sinh lý (ví dụ nơi những vận động viên tập luyện).
  • Có nhiều nguyên nhân khác của bloc nhĩ thất cấp 1, gồm có một thương tổn nguyên phát (xơ hóa) của mô dẫn truyền và những thương tổn thiếu máu cục bộ nguồn gốc động mạch vành. Một vài loại thuốc làm chậm dẫn truyền ở nút nhĩ thất cũng có thể kéo dài khoảng PR.

2. Bloc nhĩ thất cấp 2

Một bloc cấp 2 hiện diện khi một trong các sóng P không được theo bởi một phức hợp QRS, điều này được thể hiện bởi sự vắng mặt của vài QRS sau vài sóng P. Có hai loại :

a.  Mobitz loại I hay bloc de Luciani-Wenckebach

  • Khoảng PR kéo dài dần cho đến khi dẫn truyền nhĩ thất bị phong bế, để lại một sóng P không có QRS kèm theo.
  • Mọi tình huống kéo dài dẫn truyền nhĩ thất có thể gây nên bloc de Wenckebach.
  • Loại bloc nhĩ thất này là một khám phá tương đối thường xảy ra sau một nhồi máu cơ tim thành dưới (infractus myocardique inférieur), khi sự thiếu máu cục bộ xảy ra nơi mô dẫn truyền. 

b. Bloc Mobitz loại II

  • Có một khoảng PR không thay đổi nhưng vài sóng P không được không được theo sau bởi các phức hợp QRS.
  • Điều này có thể xảy ra đột xuất hay được lặp lại một cách đều đặn.
  • Ví dụ, một bloc nhĩ thất 2/1 hiện diện nếu một sóng P trên hai không được theo sau bởi một phức hợp QRS. Nếu đó là một sóng P trên ba bị phong bế, người ta nói đó là bloc nhĩ thất 3/1.

3. Bloc nhĩ thất cấp 3

  • Nếu có một bloc hoàn toàn hay bloc nhĩ thất cấp 3, không có nữa một sự liên hệ nào giữa các sóng P và các phức hợp QRS
  • Các khử cực tâm nhĩ và tâm thất xảy ra một cách độc lập từ hai cơ quan tạo nhịp khác nhau.
  • Ổ của cơ quan tạo nhịp kích thích các tâm thất sẽ xác định tần số tâm thất. Một cơ quan tạo nhịp nằm gần nút nhĩ-thất hay bó gần của nhánh His có thể có một tần số 40-50/phút hay đôi khi hơn.
  • Một ổ tạo nhịp nằm nơi các sợi xa của nhánh His-Purkinje hay của cơ tâm thất thường sẽ có một tần số 30-40/phút hay ít hơn, và có khả năng hơn ngừng đột ngột, dẫn đến vô tâm thu (asystolie).

B. Nhịp thoát

  • Nếu nút dẫn nhịp (pacemaker) tim sinh lý bình thường (nút xoang nhĩ) không hoạt động nữa hay nếu hoạt động chậm một cách bất bình thường, sự khử cực tim có thể được khởi đầu từ một nút dẫn nhập cấp dưới (pacemaker subalterne) (nút dẫn nhịp thay thế) nằm trong cơ tâm nhĩ, nút nhĩ thất, các sợi dẫn truyền hay cơ tâm thất.
  • Nhịp thoát (rythme d’échappement) được phát sinh ra như thế thường sẽ chậm hơn nhịp xoang bình thường. 
  • Loại nhịp này thường được gặp sau một liệu pháp huyết khối hiệu quả xảy ra sau một nhồi máu cơ tim cấp tính (loạn nhịp tái thông máu : arythmie de reperfusion).
  • Các nhịp thất tự phát tăng nhanh không ảnh hưởng lên tiên lượng, trừ phi chúng gây nên một rối loạn huyết động hay nếu chúng được biến đổi thành một tim nhịp nhanh thất nhanh hay một rung thất, điều này tương đối hiếm.
  • Phức hợp QRS của một nhịp thất tự phát sẽ lớn (> hoặc = 0,12 giây) trong khi một nhịp nối có thể hẹp hoặc lớn, tùy theo dẫn truyền vào tâm thất diễn ra bình thường hay có một bloc nhánh.

C. Nhịp hấp hối

  • Một nhịp hấp hối xảy ra nơi một bệnh nhân đang chết.
  • Nhịp này được đặc trưng bởi sự hiện diện của những phức hợp tâm thất chậm, không đều, lớn và hình thái thay đổi.
  • Nhịp này thường được quan sát trong những giây phút cuối cùng của một hồi sinh tỏ ra là một thất bại.
  • Các phức hợp chậm lại một cách không cưỡng được và thường trở nên dần dần lớn hơn trước khi mọi hoạt động có thể nhận thấy được biến mất.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây