1

Một số hiểu biết cần thiết cho bệnh nhân lọc máu chu kỳ - Bệnh viện 108

Suy thận mạn tính:

  • Là một hội chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thận không thể thực hiện được vai trò lọc và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể

  • Khi đó bệnh nhân cần phải điều trị thay thế thận

  • Hiện nay có 3 phương pháp điều trị thay thế thận là lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng và ghép thận
  • Phương pháp lọc máu chu kỳ được áp dụng rộng rãi hơn cả.

Bệnh nhân lọc máu chu kỳ có thể vẫn phải đi công tác xa hoặc có những chuyến du lịch để nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy họ cần trang bị cho mình những kiến thức và lên kế hoạch cụ thể để có những chuyến đi tốt.

Khi đi du lịch

Trong đoàn du lịch nên có nhân viên y tế đi cùng, địa điểm đến cần có đơn vị lọc máu. Bạn liên hệ trước với đơn vị lọc máu nơi mình đến du lịch để họ lên kế hoạch điều trị khi cần thiết.

Những thông tin y tế cần ghi nhớ và mang theo: 

  • Họ tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại…
  • Ngày lọc máu tiếp theo
  • Tiền sử bệnh và phương pháp điều trị hiện nay
  • Kết quả xét nghiệm gần nhất: ure, creatinin, công thức máu, bạn có bị nhiễm viêm gan virus B hay C không? siêu âm, X-quang.
  • Trung tâm lọc máu của bạn?
  • Bạn lọc máu mấy lần/tuần, thời gian lọc, lưu lượng lọc máu thông thường là bao nhiêu?
  • Những lưu ý đặc biệt khi lọc máu: bạn thường bị tụt huyết áp khi lọc? tức ngực khi lọc?...
  • Những thông tin về sức khỏe giới tính.
  • Thông tin về bảo hiểm.
  • Những nơi bạn sẽ ở trong thời gian du lịch
  • Những thuốc bạn đang dùng

Khi khát nước

Khí hậu mùa hè oi bức khiến bạn khát nước, khó chịu, nhưng bạn cần hạn chế uống. 

  • Ngậm 1 cục đá nhỏ, 1 cái kẹo cứng, nhỏ không đường hoặc 1 miếng chanh sẽ làm dịu cơn khát.

  • 1 miếng táo, nho, dứa hoặc việt quất đông lạnh cũng sẽ làm bạn cảm thấy sảng khoái.

  • Bạn nên đánh răng thường xuyên hơn, đánh răng không những làm sạch răng mà còn giảm cảm giác khát nước.

  • Nếu thực sự bạn không thể chịu đựng được thì bạn nên uống từ từ, từng ít một, không nên uống cả cốc nước một lúc.

  • Tránh thức ăn mặn và cay, chúng sẽ khiến bạn khát nước.

  • Nếu bạn bị đái tháo đường thì cần kiểm soát đường máu tốt vì đường máu cao sẽ gây khát nước.

  • Học cách phát hiện say nóng và cách khắc phục.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI 12:33
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI
Hôm nay hãy cùng Thu Cúc theo dõi 1 ca tán sỏi đặc biệt: Bệnh nhân có "cơ địa sỏi" với nhiều loại sỏi trong hệ tiết niệu đã lựa chọn đến với Thu...
 3 năm trước
 731 Lượt xem
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC 07:39
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC
”Từng tìm hiểu, theo dõi khá nhiều ca tán sỏi do bác sĩ Huyên thực hiện tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tôi thấy vô cùng yên tâm về đội ngũ bác sĩ cũng...
 3 năm trước
 641 Lượt xem
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC 07:38
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Điều trị sạch sỏi tiết niệu gây đau đớn mà không cần mổ, 24h xuất viện về nhà ngay?
 3 năm trước
 733 Lượt xem
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? 10:27
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Sỏi thận, tiết niệu là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh, và không phải người bệnh nào cũng tìm được...
 3 năm trước
 562 Lượt xem
Tin liên quan
Tiểu ra máu (đái máu) là dấu hiệu của bệnh gì?
Tiểu ra máu (đái máu) là dấu hiệu của bệnh gì?

Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ngay cả khi chỉ xảy ra một lần, vì thế nên không được bỏ qua. Nếu không được điều trị, các nguyên nhân gây tiểu ra máu như ung thư và bệnh thận sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, hãy đi khám càng sớm càng tốt khi phát hiện có máu trong nước tiểu.

Nước tiểu đục là dấu hiệu của bệnh gì?
Nước tiểu đục là dấu hiệu của bệnh gì?

Nước tiểu thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách và trong suốt. Nếu nước tiểu đục thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy đường tiết niệu đang có vấn đề. Nước tiểu đục có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau như mất nước, nhiễm trùng, vấn đề về thận, một số bệnh mạn tính.

Nước tiểu có nitrit là dấu hiệu của bệnh gì?
Nước tiểu có nitrit là dấu hiệu của bệnh gì?

Nước tiểu có nitrat là bình thường nhưng có nitrit trong nước tiểu lại có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Nước tiểu có bạch cầu là dấu hiệu của bệnh gì?
Nước tiểu có bạch cầu là dấu hiệu của bệnh gì?

Lượng bạch cầu cao trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hoặc khối u vùng chậu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng này gồm có mang thai và hệ miễn dịch bị suy giảm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây