1

Một Số Điểm Về Giải Phẫu Và Phân Chia Thùy Gan

Giải phẫu thùy gan như thế nào? Gan là một tạng có kích thước lớn, đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Gan nằm trong phúc mạc, vị trí ở tầng trên của mạc treo kết tràng ngang, ô dưới hoành phải nhưng một phần lấn sang ô dưới hoành trái và ô thượng vị.
Giải phẫu thùy gan

Giải phẫu thùy gan được phân thành những loại nào? và đặc điểm ra sao. Bởi đây là tạng lớn. Hãy cùng theo dõi tiếp nội dung để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Đặc điểm giải phẫu gan

Gan là tạng lớn nhất cơ thể, thuộc hệ tiêu hóa, chiếm 2% trọng lượng cơ thể ở người trưởng thành và 5% ở trẻ mới sinh. Gan có màu nâu trơn bóng khi vừa lấy ra khỏi cơ thể sống, dễ bị vỡ, khi vỡ hay dẫn đến hiện tượng xuất huyết dưới màng (chảy máu dưới màng).

Trong cơ thể người, gan nặng 1.4 - 1.8kg ở nam và 1.2 - 1.4 ở nữ, nếu tính 800 - 900ml máu mà gan chứa thì gan nặng trung bình 2.3 - 2.4kg. Bề ngang của lá gan dài 25 - 28cm, bề trước sau rộng 16 - 20cm, cao (dày) 6 - 8cm.

Gan có 2 mặt: Mặt hoành lồi và mặt tạng phẳng. Ranh giới phía sau không rõ, phía trước là bờ sắc gọi là bờ dưới. Tùy thuộc vào từng tạng người mà hình thể ngoài của gan có thể thay đổi đôi chút so với bình thường.

2. Phân chia thùy gan theo mốc giải phẫu

Mặt trên gan (mặt hoành) được dây chằng liềm phân ra thành 2 thùy:

  • Thùy gan phải
  • Thùy gan trái

Một số điểm về giải phẫu và phân chia thùy gan

Hình ảnh mặt hoành

Mặt dưới (mặt tạng) có rãnh chữ H chia gan thành 4 thùy

  • Thùy gan phải
  • Thùy gan trái
  • Thùy vuông
  • Thùy đuôi.

Một số điểm về giải phẫu và phân chia thùy gan

Hình ảnh mặt tạng

3. Phân chia thùy gan dựa vào hệ thống tĩnh mạch gan theo Goldsmith và Woodburne

Tĩnh mạch gan chia gan thành 2 thùy (thùy gan trái, thùy gan phải) và 5 phân thùy (thùy bên, thùy đuôi, thùy giữa, thùy trước, thùy sau) cụ thể như sau:

  • Tĩnh mạch trên gan giữa chia gan thành 2 phần: trái, phải
  • Tĩnh mạch trên gan phải chia gan thành 2 phân thùy: trước, sau
  • Tĩnh mạch trên gan trái chia gan thành 2 phân thùy: giữa, bên.
  • Thùy đuôi độc lập, tĩnh mạch gan đổ máu trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới.
Một số điểm về giải phẫu và phân chia thùy gan
Phân chia thùy gan dựa vào hệ thống tĩnh mạch gan theo Goldsmith và Woodburne

4. Phân chia thùy gan theo Couinaud

Dựa theo quan điểm không gian 3 chiều của sự phân bố các nhánh tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan, chia gan thành 8 hạ phân thùy. Các nhánh tĩnh mạch gan chia ra thành 2 thùy (thùy gan phảithùy gan trái) và 5 phân thùy (đuôi, bên, giữa, trước, sau).

Các tĩnh mạch cửa phải và trái chia các phân thùy thành hai hạ phân thùy trên và dưới, trừ phân thì giữa. Các hạ phân thùy được đánh số theo chiều kim đồng hồ Nếu nhìn từ hướng phía trước, thứ tự từ I là hạ phân thùy đuôi đến VIII.

5. Phân chia thuỳ gan theo Giáo Sư Tôn thất Tùng

Gan có 2 thuỳ trái và phải và có 5 phân thuỳ là trước, sau, giữa, bên và lưng. Phân thuỳ lưng chính là thuỳ đuôi hay hạ phân thuỳ I. Gan chỉ có 6 hạ phân thuỳ là II, III, V, VI, VII, VIII. Như vậy còn phân thuỳ giữa, hay còn gọi là thuỳ vuông, chính là hạ phân thuỳ IV.

Sự đánh số các hạ phân thuỳ từ I đến VIII theo cách phân chia của tác giả Couinaud không được ứng dụng tốt trong phẫu thuật cắt gan như của GS. Tôn Thất Tùng.

Một số điểm về giải phẫu và phân chia thùy gan
Sự đánh số các hạ phân thuỳ từ I đến VIII theo cách phân chia của tác giả Couinaud

Trừ phân thùy đuôi và phân thùy giữa của gan trái, các phân thùy còn lại được chia cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua 2 nhánh trái và phải của tĩnh mạch cửa, tạo thành các hạ phân thùy, cụ thể:

  • Phân thùy bên của gan trái được chia bởi nhánh trái của tĩnh mạch cửa thành hạ phân thùy II ở trên, hạ phân thùy III ở dưới.
  • Phân thùy trước của gan phải, được chia bởi nhánh phải của tĩnh mạch cửa thành hạ phân thùy VIII ở trên và hạ phân thùy V ở dưới.
  • Phân thùy sau của gan phải được chia bởi nhánh phải của tĩnh mạch cửa thành hạ phân thùy VII ở trên và hạ phân thùy VI ở dưới.
  • Thùy đuôi được gọi là hạ phân thùy I.
  • Phân thùy giữa của gan trái được gọi là hạ phân thùy IV.
Một số điểm về giải phẫu và phân chia thùy gan
Hình ảnh nhìn từ mặt hoành

Giải thích sâu hơn theo cách phân loại của Giáo Sư Tôn Thất Tùng, các thùy và phân thùy được xác định bằng các khe, tuy nhiên chỉ có một khe độc nhất là khe liên phân thuỳ trái là một khe có thật trên bề mặt của lá gan.

  • Khe giữa gan: Ở mặt hoành của gan, khe giữa gan đi từ khuyết của túi mật đến bờ trái của tĩnh mạch chủ dưới, ở mặt tạng thì khe giữa gan đi từ giữa hố túi mật đến bờ trái của tĩnh mạch chủ dưới. Khe giữa gan chia gan thành hai nửa đó là gan phải và trái, trong khe giữa gan có chứa có tĩnh mạch gan giữa.
  • Khe liên phân thùy phải: Được xác định từ bờ phải tĩnh mạch chủ dưới, song song với bờ phải của gan, cách bờ phải của gan ba khoát ngón tay, khe này có chứa tĩnh mạch gan phải và chia gan phải thành hai phân thùy là phân thuỳ sau và phân thuỳ trước.
  • Khe liên phân thùy trái: Ở mặt hoành, khe liên phân thùy trái là đường bám dây chằng liềm, ở mặt tạng khe liên phân thùy trái sẽ tương ứng với rãnh dọc trái và có chứa tĩnh mạch gan trái. Khe này chia gan trái thành hai phân thùy đó là phân thuỳ giữa và phân thuỳ bên.
  • Khe phụ giữa thùy thường: Phải không rõ ràng: Khe phụ giữa thùy chia phân thùy trước thành hạ phân thùy V và VIII, chia phân thùy sau thành hạ phân thùy VI và VII.
  • Khe phụ giữa thùy trái: Ở mặt hoành khe phụ giữa thùy trái đi từ bờ trái của tĩnh mạch chủ dưới đến 1/3 sau và 2/3 trước bờ dưới của gan trái, ở mặt tạng khe này sẽ đi từ đầu trái của gan đến nối 1/3 sau và 2/3 trước bờ dưới của gan trái, chia phân thùy bên thành hạ phân thùy II và III, hạ phân thùy I sẽ tương ứng với thùy đuôi của gan.

Việc nhận biết về cách phân chia thùy gan rất quan trọng, để từ đó các bác sĩ có hướng chẩn đoán và đưa ra ra phương pháp điều trị một số bệnh lý gan mật.

>>> Tham khảo thêm bài viết: Phẫu Thuật Nội Soi Cắt Gan: Những Điều Cần Biết

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?

Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.

Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng
Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng

Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.

Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn
Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn

Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.

Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.

Tin liên quan
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.

Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 4 Sống Được Bao Lâu?
Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 4 Sống Được Bao Lâu?

Ung thư dạ dày giai đoạn 4 sống được bao lâu?. Càng tiến triển sang đến các giai đoạn sau thì ung thư lại càng khó điều trị. Do đó, việc điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 4 sẽ nan giải hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu.

Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày
Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày

Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn ung thư dạ dày như thế nào? Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà ung thư bắt đầu hình thành trong dạ dày và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.

Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây