1

Một số bệnh thần kinh - tự miễn - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Các bệnh cơ do viêm

  • Bệnh viêm cơ da (inflammatory myopathies)
  • Bệnh viêm đa cơ (dermatomyositis)
  • Bệnh viêm cơ thể vùi(inclusion body myositis)

2. Bệnh dây thần kinh ngoại biên do tự miễn

  • Hội chứng Guillian- barre
  • Bệnh đa dây thần kkinh hủy myelin do viêm mạn tính (chronic inflammatory demyelinating neuropathy-CIDP)
  • Bệnh dây thần kinh vận động đa ổ (multifocal motor neuropathy- MMN)
  • Bệnh dây thần kinh ngoại biên hủy myelin do cận papaprotein máu (papaprotienemic demyelinating neuropathies)

3. Bệnh synap thần kinh - cơ do tự miễn (autoimmune neuromuscular junction defects)

  • Bệnh nhược cơ (myasthenia gravis)
  • Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton
  • Bệnh tăng trương lực cơ thần kinh (neuromyotnia) còn gọi là hội chứng Isaac

Bệnh dây thần kinh vận động đa ổ: tỉ lệ nam/ nữ là 3/1

  • Lâm sàng: chi bị tổn thương vận động, cảm giác không bị, không cân  hai bên, ngọn chi bị nặng hơn gốc chi, tay bị nặng hơn chân
  • Chẩn đoán phân biệt: biểu hiện giống như vậy nhưng có cả tổn thương cảm giác rải rác, gọi là hội chứng Lewis-Sumner hay bệnh dây thần kinh vận động và cảm giác hủy myelin mắc phải đa ổ. Ngoài ra còn có bệnh dây thần kinh vận động do viêm mạch

Bệnh nhược cơ

  • Lâm sàng: yếu cơ giao động. Phân bố yếu cơ có thể liên quan với nhóm huyết thanh dương tính.
  • Chẩn đoán điện: test kích thích lặp lại liên tiếp, đôi khi điện cơ sợi đơn độc.
  • Nên làm hai xét nghiệm huyết thanh: kháng thể kháng thụ thể Acetylcholin (85% bệnh nhân) và kháng thể kháng MuSK. Những bệnh nhân có u tuyến ức thì hay có thêm kháng thể kháng thụ thể titin và ryanodine
  • Tìm tuyến ức: 15% bệnh nhân có u, 60% có phì đại tuyến (thường ở phụ nữ trẻ). Đa số bệnh nhân trên 50 tuổi thường có tuyến ức bình thường hoặc teo  

Hội chứng nhược cơ Lambert- Eaton (LEMS)

  • Lâm sàng: yếu cơ gốc chi của hai chi dưới (mông và đùi) lan dần lên, trong khi sụp mi và liệt vận nhãn nhẹ hơn so với bệnh nhược  cơ, hiếm khi gây suy hô hấp. Đặc trưng là kết hợp với rối loạn thần kinh thực vật
  • Chẩn đoán điện: test kích thích lặp lại liên tiếp

Bệnh tăng trương lực cơ thần kinh

  • Lâm sàng: tăng hoạt động quá mức của các cơ vân, thể hiện bằng các co giật cơ và vọp bẻ gây đau đớn. Khoảng 1/3 bệnh nhân có triệu chứng cảm giác và ½ có tăng tiết mồ hôi
  • Kháng thể kháng kênh kali mở do điện thế dương tính ở 30-50% trường hợp. 25% trường hợp có liên quan ung thư và có thể biểu hiện bệnh trước khi phát hiện u tới 4 năm.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?
Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Theo ước tính, đến nay có trên 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Parkinson. Những người bị bệnh này gặp phải các triệu chứng chính là run chân tay, co thắt và đau cơ, dẫn đến đi lại vận động khó khăn. Một số người mắc bệnh Parkinson còn bị sa sút trí tuệ hay lú lẫn, đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiến triển nặng.

5 giai đoạn của bệnh Parkinson
5 giai đoạn của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn thần kinh do thoái hóa, có các triệu chứng điển hình là run chân tay, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ, dẫn đến khó khăn khi cử động, đi lại, nói chuyện… Bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác và khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau thì các triệu chứng càng nặng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây