Mang thai là một hành trình hạnh phúc và cũng đầy thử thách đối với mẹ bầu
Mẹ bầu ơi, để tận hưởng trọn vẹn niềm vui được làm mẹ và nuôi dưỡng bé phát triển toàn diện cũng như chuẩn bị cho một cuộc vượt cạn hoàn hảo, mẹ cần theo dõi những thay đổi của cơ thể trong 3 chặng đường mang thai 9 tháng 10 ngày hay còn gọi là “tam cá nguyệt”!
Tam cá nguyệt thứ 1 (tuần 1-13): “Mẹ bồi hồi - Con làm tổ”
Mẹ sẽ bồi hồi hạnh phúc khi biết đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ, nhưng đây cũng là khoảng thời gian mẹ sẽ cảm thấy mỏi mệt nhất vì “không kịp trở tay” với những thay đổi của cơ thể như: cơn ốm nghén đột ngột, cân nặng thay đổi, đi tiểu nhiều lần, đau lưng,...
Mẹ nên đặc biệt lưu ý thời điểm nhạy cảm này vì các nguy cơ sẩy thai hay dị tật bẩm sinh đều có thể xuất hiện.
Bé con hình thành và “làm tổ”; bắt đầu phát triển não bộ, tủy sống, tóc, móng, hệ tiêu hóa; trái tim bắt đầu đập rồi mẹ ơi,...
Tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 14-27): “Mẹ vững vàng - Con mạnh mẽ”
Ở chặng thứ 2, hứa hẹn mang đến ký ức khó phai bởi cơ thể mẹ phải trải qua cơn đau vùng lưng, tê tay hay thậm chí xuất hiện rạn ở ngực, mông và đùi. Đây là khoảng thời gian mẹ cảm nhận được sự phát triển của bé cưng rõ ràng, mẹ cần vững vàng hơn, bổ sung dinh dưỡng, tập thể dục thai kỳ,... để nuôi dưỡng bé toàn diện.
Bé con đã cứng cáp hơn, bắt đầu biết “đi đường quyền” đột ngột do xuất hiện nấc, mút tay; phổi, tóc,... bắt đầu phát triển; đặc biệt mẹ có thể biết giới tính của bé.
Tam cá nguyệt thứ 3 (tuần 28-40): “Mẹ tăng tốc - Con sẵn sàng”
Tiếp tục những thay đổi ở chặng đường 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng level cao cấp hơn vì các mẹ sẽ mất ngủ, muốn đi tiểu nhiều lần hơn, khó thở, sưng ngón tay hay mặt và cả mắt cá chân,... ở tuần 28 - 40. Đồng thời, mẹ cần tăng tốc trong công tác chuẩn bị chào đón bé yêu như sắm đồ cho bé, tham gia lớp tiền sản,....
Lúc này, não bộ, các giác quan, xương của bé phát triển nhanh và hoàn thiện, các cơ quan tự hoạt động và bé sẽ tự “quay đầu xe” vào vùng xương chậu ở những ngày cuối thai kỳ để sẵn sàng “chào sân’’.
Để theo dõi và chăm sóc sức khỏe thai kỳ toàn diện, sẵn sàng cho cuộc vượt cạn và làm tròn thiên chức làm mẹ một cách trọn vẹn; hãy gọi hotline đặt lịch thăm khám 0287 102 6789
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với dịch vụ khám, tư vấn và chăm sóc sức khỏe thai sản vượt trội:
Đội ngũ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH, giàu kinh nghiệm, tu nghiệp từ nước ngoài.
Hệ thống TRANG THIẾT BỊ HÀNG ĐẦU, hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ theo dõi và đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe thai kỳ, đặc biệt là trường hợp thai kỳ nguy cơ cao.
Chăm sóc sức khỏe toàn diện với sự KẾT HỢP CỦA NHIỀU CHUYÊN KHOA.
Đi đầu trong các PHƯƠNG PHÁP TIÊN TIẾN: thăm khám, điều trị sàn chậu trong và sau sinh; đẻ không đau; da kề da; sàng lọc sơ sinh, …
Đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất theo TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ.
Dịch vụ chăm sóc CAO CẤP - TẬN TÂM.
------------------------------
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0287 102 6789
108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội
Hotline: 1800 6858
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1242 lượt xem
Chương trình luyện tập có thể tiếp tục trong thời kỳ mang thai là gì?
- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 861 lượt xem
Bị cắt bỏ tử cung, nhờ người mang thai hộ được không?
Vợ chồng em cưới nhau được 8 năm, nhưng vẫn chưa có con. Cách đây 1 năm, không may em gặp tai nạn nên phải cắt bỏ tử cung. Trong trường hợp này, vợ chồng em muốn nhờ người mang thai hộ, có được không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 875 lượt xem
Lần mang thai này, liệu có bị eo hở tử cung không?
Lần đầu em mang thai, do không phát hiện ra bị hở eo tử cung nên đến tháng thứ 5 thì bị sẩy thai. Giờ em thử que có 2 vạch, đi siêu âm bụng chưa thấy thai ở tử cung. Vậy, khi nào thì nên đi khám để biết có bị eo hở tử cung không ạ?
- 1 trả lời
- 510 lượt xem
Thai 6 tuần tuổi sao hay bị ra huyết giống hành kinh?
Lúc thai được 4 tuần, em bị ra máu nâu, nhưng ít. Thai 5 tuần, em đi khám lại, bs nói là chưa có phôi thai, tim thai, thai phát triển chậm (tuần đầu 3mm, tuần sau chỉ lên 6mm). Đến tuần thứ 6, em bị đau lưng trái bên dưới và ra nhiều cục máu đỏ thẫm, giống như hành kinh. Em định chờ thai đủ 7 tuần mới đi khám (vì mỗi lần khám đầu dò em ra huyết nhiều hơn). Mong bs cho em lời khuyên với ạ?
- 1 trả lời
- 1847 lượt xem
Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.
Bệnh giang mai có thể lây truyền qua em bé trong suốt thời kỳ mang thai hoặc do tiếp xúc mụn loét trong khi sinh.
Chả mấy người khuyên phụ nữ mang thai nên “nghỉ ngơi trên giường (Bedrest)”. Nhưng việc bị gò bó ở nhà hoặc tệ hơn là ở một bệnh viện để tránh chuyển dạ sớm hoặc kiểm soát huyết áp cao là tình trạng phổ biến đến mức đáng ngạc nhiên.
Có một thai kỳ và em bé khỏe mạnh là cả một nỗ lực không ngừng của cả bạn, bác sĩ và nhóm hỗ trợ chăm sóc cho bạn. Tự bản thân là một người tham gia tích cực trong việc chăm sóc và hỗ trợ mình sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra. Dưới đây là những gì bạn cần biết để trở thành người tự cổ vũ chính mình tốt nhất.