Lý do hen suyễn lại thường xảy ra về đêm? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Một tỉ lệ lớn bệnh nhân hen thường có cơn khó thở về đêm 1 hoặc 2 lần mỗi tháng. Một số người chỉ có cơn khó thở vào ban đêm, còn ban ngày chức năng hô hấp của họ gần như bình thường. Nguyên nhân một phần là do sự đáp ứng thái quá đối với thay đổi về lưu lượng thông khí bình thường cho mỗi chu kì 24h.
Triệu chứng của hen về đêm
- Tình trạng co thắt phế quản nặng nhất là trong khoảng thời gian từ 18h đến 4h sáng (do đó tỉ lệ tử vong và bệnh tật do hen suyễn cao nhất trong khoảng thời gian này). Các bệnh nhân này có thể có giảm đáng kể lượng cortisol trong máu hoặc tăng trương lực phế vị (vagal tone) vào ban đêm.
- Các dị ứng nguyên có sẵn ở môi trường nhà ở như bụi bặm, lông thú cưng, mốc ẩm ướt, mùng mền, thảm nệm chiếu gối, các loại ve rệp, mạt kí sinh...sẽ là những yếu tố kích thích khởi phát cơn hen khi bệnh nhân trở về nhà vào lúc chiều tối sau một ngày làm việc căng thẳng.
- Đồng thời nhiệt độ giảm về đêm cũng là một yếu tố góp phần làm khởi phát cơn co thắt phế quản.
Hen suyễn xảy ra về đêm là một vấn đề lâm sàng quan trọng cần được tích cực can thiệp
- Cần dùng máy đo lưu lượng đỉnh (peak flow meters) để có những đánh giá khách quan về tình trạng khó thở và can thiệp kịp thời.
- Ngưng thở lúc ngủ (sleep apnea), trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng và viêm mũi xoang cần được phát hiện và xử lý vì chúng sẽ là những tác nhân kích thích khởi phát cơn hen lúc nằm.
Thuốc men cần được sử dụng phù hợp với giờ giấc xuất hiện cơn hen suyễn và nên chú ý sử dụng các thuốc chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài LABA (hít hoặc uống), một thuốc biến đổi leukotriene (leukotriene modifier) và các corticosteroids hít. Theophylline tác dụng chậm ngày uống một lần và đổi giờ uống corticosteroids vào lúc xế chiều cũng có thể hữu ích.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 499 lượt xem
Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?
Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?
- 1 trả lời
- 704 lượt xem
Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 487 lượt xem
Bé khóc mà không có nước mắt thì có bình thường không?
Bác sĩ ơi, cho em hỏi, bé nhà em được 3 tuần tuổi, mỗi khi cháu khóc đều không ra nước mắt. Như thế thì có bình thường không ạ?
- 1 trả lời
- 1229 lượt xem
Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?
- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 592 lượt xem






Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Hãy đưa bé thẳng đến phòng khám bác sĩ nếu bạn không thể lấy vật trong mắt bé ra hoặc nếu đã lấy nhưng bé dường như đang rất đau. Đau có thể là dấu hiệu cho thấy mắt bị tổn thương.