1

Lời khuyên khi dùng sữa cho trẻ nhỏ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Sữa là một trong những loại thực phẩm tốt nhất trong chế độ ăn uống hàng ngày, bởi vì trong sữa có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cũng như mọi hoạt động của cơ thể. Chất đạm trong sữa dễ hấp thu, chứa đầy đủ các acid amin cần thiết.

Một em bé mới chào đời thì thức ăn đầu tiên và tốt nhất cho bé là sữa mẹ, tuy bộ máy tiêu hóa còn non nớt nhưng trẻ đã có thể hoàn toàn hấp thu và chuyển hóa tốt sữa mẹ. Sữa mẹ còn giúp bé tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật mà không có một loại sữa nào có thể thay thế được.

Trên thực tế, cũng có một số trường hợp bà mẹ bị bệnh không thể cho con bú được, hoặc một số bà mẹ thiếu hoặc không có sữa thì đành phải cho trẻ ăn các loại sữa bột công thức dành cho trẻ nhỏ.

Trường hợp mẹ không đủ sữa cho trẻ 

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Dùng các loại sữa công thức I:

  • Đặc điểm của các loại sữa này là có thành phần các chất dinh dưỡng gần với sữa mẹ, các chất dinh dưỡng ở các tỷ lệ cân đối hợp lý, phù hợp với sự hấp thu và chuyển hóa ở trẻ, ít gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Ở lứa tuổi này không nên dùng sữa bò tươi, sữa đặc có đường, sữa bột nguyên kem hoặc các loại sữa bột công thức dành cho trẻ trên 6 tháng.
  • Khi mua sữa thì phải xem hạn dùng và pha sữa đúng theo tỷ lệ hướng dẫn ghi trên vỏ hộp, chỉ nên dùng nước để pha (nước đun sôi để nguội bớt) không được dùng nước sôi hoặc đun sôi sữa vì sẽ làm mất hoặc hao hụt các vitamin và khoáng chất có trong sữa.

Số lượng sữa uống hàng ngày tùy theo từng tháng tuổi:

  • Trẻ sơ sinh (1 tháng tuổi): 60-80ml/ bữa x 7-8 bữa/ngày (500-600ml/ngày).
  • Trẻ từ 2-4 tháng tuổi: 100-120ml/ bữa x 6-7 bữa/ngày (700-800ml/ngày).
  • Trẻ 5-6 tháng: 150-180ml/ bữa x 5- 6 bữa/ngày (800-1000ml/ngày).

Đối với trẻ 6-12 tháng

  • Ngoài các bữa ăn bổ sung như bột, cháo xay, trẻ vẫn cần phải uống thêm 500-600ml sữa/ngày, chia làm 3-4 bữa tùy theo mức độ uống của trẻ. Giai đoạn này dùng sang công thức sữa loại II.
  • Sữa loại này có thành phần các chất dinh dưỡng cao hơn sữa công thức loại I, nhất là chất đạm để phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, nếu vẫn cứ dùng sữa công thức I thì trẻ sẽ chậm lớn do thiếu chất đạm.
  • Cũng như sữa, loại I, khi pha sữa chỉ nên dùng nước ấm và pha theo tỉ lệ đã hướng dẫn.

Trẻ từ 1 - 5 tuổi

Chế độ ăn chính hàng ngày là cháo, cơm, mì, súp, bún, phở… trẻ vẫn cần 400 - 500ml sữa/ngày, lúc này có thể dùng tất cả các loại sữa dành cho trẻ trên một tuổi, sữa bò tiệt trùng, sữa bột nguyên kem, sữa đậu nành, sữa chua.

Trẻ ở lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở (6-14 tuổi)

  • Ngoài chế độ ăn hàng ngày vẫn cần cho trẻ uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi giúp trẻ phát triển chiều cao, nhất là những trẻ không chịu ăn tôm, cua, cá hàng ngày. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ để chọn các loại sữa cho phù hợp.
  • Nếu trẻ phát triển bình thường thì có thể uống các loại sữa bột nguyên kem, sữa tươi tiệt trùng, sữa đặc có đường… nhưng nếu trẻ ở trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì thì lại chỉ được dùng các loại sữa bột tách bơ, sữa tươi không đường, sữa đậu nành không đường và một số lượng không quá 300 - 400ml/ ngày.
  • Còn đối với trẻ bị thiếu dinh dưỡng thì lại chọn các loại sữa giàu năng lượng (sữa đặc biệt dành cho trẻ suy dinh dưỡng), khi pha có đậm độ năng lượng là 1ml cung cấp 1kcal và các loại sữa này chứa nhiều các vi chất dinh dưỡng hơn, giúp cho trẻ mau chóng phục hồi dinh dưỡng, số lượng uống không hạn chế, có thể uống 500- 800ml/ngày.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  810 lượt xem

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  893 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1113 lượt xem

Khi nào bắt đầu cho trẻ dùng thuốc dạng nhai?

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 1,5 tuổi. Bác sĩ cho hỏi, khi nào có thể bắt đầu cho bé dùng thuốc dạng nhai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  608 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  865 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 610 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12115 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 634 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 652 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 659 Lượt xem
Tin liên quan
Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em
Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em

Bệnh celiac là gì? Bệnh Celiac khác với nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng lúa mỳ như thế nào? Cách phát hiện trẻ bị bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ hay nhạy cảm với gluten? Đảm bảo trẻ có chế độ ăn không chứa gluten bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức này trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây