1

Loét hạ cam - bệnh viện 103

Loét hạ cam là một bệnh lây truyền qua đường tình dục,có đặc điểm là có vết loét mềm đau ở vị trí lây nhiễm thường là sinh dục ngoài và hạch lân cận vùng bẹn sưng to nung mủ.

1.Căn nguyên:

Gây nên do  loại trực khuẩn  Ducrey   (Hempphillus ducreyi) do Ducrey phân lập được năm 1889.

Bệnh thành dịch lưu hành địa phương nhất là ở 1 số nước á, Phi ,các nước vùng nhiệt đới,cận nhiệt đới,các nước nghèo- gặp ở nam nhiều hơn nữ, vì ở nữ dễ bị bỏ qua.

2. Lâm sàng

  • Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ 4 – 7 ngày ( nhưng cá biệt có thể 10 – 30 ngày ).
  • Loét hạ cam chủ yếu gặp ở vùng sinh dục. Ở nam giới : bao hành, vành qui đầu , rãnh qui đầu, thân qui đầu. Ở nữ : môi nhỏ , âm hộ, có khi ở mu, hậu môn, đùi. Cá biệt có thể gặp săng hạ cam ở lưỡi, môi trên, vú, ngón tay.
  • Tổn thương đầu tiên là mụn mủ nhỏ, thoáng qua. Khi bệnh nhân đến khám đã thành một vết loét sâu, đau, tròn hoặc bầu dục 3 – 15 mm đường kính, có mủ phủ ở trên.
  • Bờ nham nhở, gờ cao, có viền màu vàng kèm 1 đường chỉ rớm máu ( dấu hiệu viền kép vàng và đỏ của Petge ). Sau khi rửa sạch mủ, để lộ một đáy có nụ thịt nhỏ, rớm máu và những điểm loét lấm tấm.
  • Điểm đặc biệt là vết loét có nền mật độ mềm, không cứng như săng giang mai.Thường kèm theo hạch  ( 1/3 trường hợp ở nam giới, nữ giới ít khi có hạch ) 1 bên nhất là bên trái, hạch thường đơn độc, đau nhiều , viêm rõ. Nếu không được diều trị hạch sẽ mưng mủ, mềm thành ” hột xoài” ( bubon ) vỡ ra mủ màu nâu sôcôla, và thành vết loét có đầy đủ tính chất của loét hạ cam.
  • Không được điều trị, săng tiến triển nhiều thành hạch mưng mủ có thể gây biến chứng viêm đường bạch huyết cạnh dương vật, thành nhiều áp xe nhỏ, hoặc thành loét khổng lồ ở vùng bẹn.

Có thể gặp săng hạ cam không điển hình:

  • Săng lùn dạng ecpét, săng khổng lồ, săng sẩn trợt loét dạng giang mai. Săng vùng dây hãm có thể gây chảy máu rầm rộ. Có khi săng hạ cam ít đau, sẽ nhầm với săng giang mai.
  • Có săng tạp kết, vừa nhiễm giang mai vừa nhiễm trực khuẩn Ducrey: thường săng hạ cam xuất hiện trước , sau 15 – 20 ngày săng cứng dần, sạch, nhẵn, đỡ đau hơn.
  • Hạch nổi cả 2 bên và trở thành hạch cứng, không đau, không viêm. Do đó trước một vết loét hạ cam cần kiểm tra huyết thanh giang mai và không nên dùng thuốc có thể diệt xoắn khuẩn ngay từ đầu.

3. Chẩn đoán

Ngoài hình ảnh lâm sàng còn dựa vào:

3.1. Xét nghiệm trực tiếp trực khuẩn Ducrey:

  • Rửa sạch vết loét bằng bông tẩm nước cất, lấy nhầy ở bờ vết loét, nhuộm ziehl hoặc nhuộm gram, tìm trực khuẩn Ducrey là những trực khuẩn nhỏ. 2 đầu tròn như đinh ghim bắt mầu đậm ở giữa có khoảng sáng.
  • Nhiều trực khuẩn nằm trong tế bào hoặc tiếp giáp tế bào, rải rác hoặc thành dãy như đàn cá. Nhưng 1/2 trường hợp xét nghiệm có thể (-)  phải cấy trên môi trường thạch sôcôla có 4%  khí CO2 , ở 35 o C, sau 4 -5 ngày trực khuẩn mọc thành chuỗi dài như xích xe đạp.

3.2. Nuôi cấy:

Nuôi cáy phân lập trên môi trường đặc biệt,khó phân lập.

3.3 Thử ứng tự lây nhiễm ( autoinoculation ):Nay ít làm

Dùng dao chủng đậu, rạch vài ba đường nhỏ ngoài cánh tay của bệnh nhân đó, lấy mủ ở vết loét phết vào, úp 1 mặt kính lõm lên trên, băng dính lại. Sau 48 giờ, tại chỗ rạch da có phiết mủ, sẽ nổi một mụn nhỏ, sau thành loét mang tính chất loét hạ cam ,lấy mủ xét nghiệm, có trực khuẩn Ducrey. Đó là phản ứng tự lây nhiễm (+).Phương pháp này không có gì nguy hiểm. Tổn thương lành nhanh chóng trong quá trình điều trị bằng kháng sinh hoặc sunfamit.

3.4 Phản ứng PCR phát hiện H.ducreyi.

3.5 Cần làm xét nghiệm phát hiện xem có đồng thời nhiễm giang mai và nhiễm HIV.

3.6 Chẩn đoán phân biệt với:

  • Săng giang mai: trợt nông, không đau, nền sạch, không có bờ, nền cộm cứng như tờ bìa, có hạch cứng không viêm, xét nghiệm xoắn khuẩn (+), phản ứng huyết thanh giang mai (+).
  • Áp tơ sinh dục: có các vết loét hình tròn ,lõm giữa,màu trắng vàng,xét nghiệm trực khuẩn Ducrey và thử ứng tự gây nhiễm (-).
  • Ecpét sinh dục : cụm mụn nước vỡ thành vết loét, nhiều điểm loét đau, hay tái phát.
  • Săng ghẻ: có vảy tiết, ngứa ban đêm, có tổn thương ghẻ ( đường hang, mụn nước ) ở vùng khác.
  • Hạch hạ cam cần phân biệt với hạch Nicolas Favre, hạch lao.

4. Điều trị

  • Azithromycin 1gam uống liều duy nhất hoặc:
  • Ceftriaxon 250mg- 1gam tiêm bắp liều duy nhất hoặc
  • erythromycin 500mg uống 2gam/ngày chia làm 4 lần 1đợt 10 ngày

Có thể dùng:

  • Amoxicillin500mg kết hợp clavulanic acid 125mg uống 4lần ngày 1đợt 7 ngày.
  • Ciprofloxacin 500mg x 2viên 1 đợt 3-5 ngày
  • Nếu có loét tạp kết (kết hợp giang mai). Penixilin 1 triệu đơn vị x 15 – 20 ngày.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 864 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây