1

Lao xương khớp: Căn bệnh không thể chủ quan - Bệnh viện Phổi trung ương

Đại cương bệnh Lao xương khớp

  • Lao xương khớp là bệnh của hệ thống xương khớp do vi khuẩn lao gây ra.
  • Đây được coi là bệnh lao thứ phát do vi khuẩn lao từ phổi hoặc hệ tiêu hóa đi theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó trong hệ xương khớp gây ra.
  • Bệnh lao xương khớp có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào khi bị vi khuẩn lao tấn công và thường gây bệnh ở cácxương khớp chịu trọng lực lớn như khớp háng, khớp gối và cột sống. 
  • Lao xương khớp được là một trong những dạng bệnh lao nguy hại nhất, nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, vì hậu quả của bệnh này là gây tàn phế nặng nề tới các xương khớp bị lao.
  • Để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của người bệnh.
  • Những đối tượng dễ mắc lao xương khớp là trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng lao bằng vắc-xin.

Yếu tố nguy cơ

  • Có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt là nguồn lây lao phổi,hiểm, tiếp xúc thường xuyên liên tục; đã và đang điều trị lao sơ nhiễm, lao phổi hay một lao ngoài phổi khác.
  • Trẻ suy dinh dưỡng
  • Mắc các bệnh phải điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài (ung thư), trẻ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch,…

Ca bệnh Lao xương khớp

Vừa bước vào buồng bệnh Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương chúng tôi bắt gặp hình ảnh một cậu bé có đôi mắt mở to đang nằm trên giường bệnh, chân cậu gần như không cử động được, ngồi bên cạnh là ánh mắt buồn bã của người mẹ.

Chị Đường Thị Oanh - mẹ của Cà Văn Bảo – người dân tộc Thái không ngừng khóc nức nở kể lại: “Một lần khi đang đi học, cháu học thể dục môn bật xà xong về nhà kêu đau một bên chân không đi được, gia đình vội cho đi khám thì bác sĩ bảo bị giãn dây chằng không rõ bệnh. Bệnh viện cho về, gia đình lại đưa cháu đi chụp chiếu ở phòng khám bên ngoài thì biết được là viêm khớp háng.

Sau đó bố mẹ cho cháu vào bệnh viện thì được chuyển lên tuyến bệnh viện Đa Khoa tỉnh Sơn La để thực hiện phẫu thuật gấp. Sau khi mổ xong, cháu đi bước thấp bước cao do cơ dính vào nhau và vẫn bị đau. Bác sĩ đã cho chuyển tuyến về bệnh viện Phổi Trung ương để điều trị tiếp.

Cháu Cà Văn Bảo (2007), hiện học lớp 8, người bản Tam, Chiềng Đen, thành phố  Sơn La, tỉnh Sơn La vào viện từ 4/12/2020 do bị viêm khớp háng phải biến dạng hoàn toàn hẹp khe khớp, biến chứng dạng khớp, phù nề các phần cơ, phù tủy xương và tạo các ổ áo xe phần mềm quanh khớp háng, vùng mông phải.

Sau khi hội chẩn, ngày 14/12/2020, Cà Văn Bảo đã được các bác sỹ bệnh viện Phổi Trung Ương thực hiện phẫu thuật khớp háng để xử lý ổ vi khuẩn lao. Hiện nay cháu đang được tiêm, truyền sau mổ.

Chị Oanh xúc động cho biết thêm “Cháu Bảo từ bé đã rất khỏe mạnh, ăn uống tốt, thích vận động, tập thể dục, đá bóng, cháu học cũng rất khá. Vậy mà cháu lại đột ngột bị bệnh nên hơn 1 năm nay việc học hành của cháu bị rất nhiều gián đoạn, việc học tập cũng khó khăn hơn”.

Hơn nữa, kinh tế gia đình khó khăn, chủ yếu làm ruộng và trồng cà phê, thu nhập bấp bệnh mùa được, mùa mất, cho nên khi cháu bị bệnh, vợ chồng chị Oanh lâm vào cảnh khó khăn trăm bề.

Từ khi Bảo bị bệnh, gia đình phải đi vay tiền khắp nơi, nhà có 3 đứa con, một đứa bị bệnh, hai đứa còn lại ở nhà đứa đi học, đứa nhờ bà nội trông cũng cần phải lo rất nhiều. Chị Oanh chỉ mong sao cháu Bảo mau khỏi bệnh để trở về cùng gia đình, tiếp tục đi học, anh chị cũng có thời gian để tập trung làm ruộng vườn có thu nhập lo trả nợ họ hàng, làng xóm.

Cũng có hoàn cảnh như chị Oanh, gia đình anh Giàng A Dao người dân tộc Mông sống tại xã Tam Đường thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu cũng không khỏi đau lòng khi có con bị mắc bệnh lao xương đùi. Cháu Giàng Thị Da (2014) được bệnh viện Phổi Trung ương chuẩn đoán bị áp xe phần mềm đùi trái, huỷ xương đùi trái nhiều ổ, giải phẫu bệnh tổn thương viêm lao. 

Khuyến cáo của bác sĩ

Theo bác sĩ Hằng khuyến cáo, các gia đình cần có kiến thức về bệnh để đưa con đi khám và đượcchữa trị kịp thời, đặc biệt là không cho con chữa bằng thuốc lá nếu chưa được chuẩn đoán đúng bệnh, bởi lao xương khớp có nguy cơ tàn phế cao nếu không được chữa trị.

Nguồn: Bệnh viện Phổi trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 664 Lượt xem
GẶP BÁC SĨ QUEN CỦA CON, BỐ THOÁT U XƠ THANH QUẢN, TÌM LẠI "GIỌNG CA VÀNG" GẶP BÁC SĨ QUEN CỦA CON, BỐ THOÁT U XƠ THANH QUẢN, TÌM LẠI "GIỌNG CA VÀNG" 01:08
GẶP BÁC SĨ QUEN CỦA CON, BỐ THOÁT U XƠ THANH QUẢN, TÌM LẠI "GIỌNG CA VÀNG"
 Đó là trường hợp của anh Bùi Ngọc Hòa - 37 tuổi - Hà Nội. Bệnh lý U xơ dây thanh quản từng khiến giọng anh Hòa rất ồm, ngày càng khó nghe. Từ...
 3 năm trước
 444 Lượt xem
Tin liên quan
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây