1

Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản khá khó khăn vì triệu chứng giống nhau Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Đặc biệt, nhiều bệnh nhân khó khăn khi phân biệt viêm phổi và viêm phế quản, do cả hai bệnh này đều ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và có nhiều triệu chứng giống nhau. Sự nhầm lẫn trong việc phân biệt dẫn đến hướng điều trị không đúng cách khiến tình trạng nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản qua những đặc điểm nào?

Rất khó khăn để phân biệt viêm phổi và viêm phế quản vì cả hai bệnh này đều có ảnh hưởng đến phổi cũng như hệ thống hô hấp và có triệu chứng khá giống nhau.

Dù vậy, các cơ quan bị ảnh hưởng bởi hai bệnh là khác nhau, sự phát triển của bệnh khác nhau do đó mà cách điều trị cũng khác nhau. Nếu phân biệt viêm phổi và viêm phế quản một cách chính xác, việc chẩn đoán và điều trị sẽ có hiệu quả tốt.

Có thể phân biệt viêm phổi và viêm phế quản qua các đặc điểm sau:

1.1. Vị trí tổn thương

Viêm phổi và viêm phế quản là hai bệnh lý khác nhau hình thành do bị tổn thương ở những bộ phận thuộc hệ thống đường hô hấp dưới. 

  • Viêm phổi tác động vào phế nang, nơi trao đổi oxy vào máu, gây sưng viêm, dịch và mủ, làm ảnh hưởng đến trao đổi oxy. Viêm phổi ít khi làm ảnh hưởng đến phế quản.

  • Viêm phế quản ảnh hưởng đến lớp niêm mạc bên trong phế quản, nơi không khí đi qua trước khi vào phổi. Bệnh này có thể thành dạng cấp tính do virus hoặc vi khuẩn hoặc ở dạng mãn tính làm niêm mạc phế quản trở nên nhạy cảm và dễ bị viêm khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích. Viêm phế quản có thể gây biến chứng nặng gây viêm phổi.

1.2. Triệu chứng của hai bệnh

Nắm rõ triệu chứng có thể giúp việc phát hiện và phân biệt viêm phổi và viêm phế quản dễ dàng hơn, tạo cơ sở để điều trị có hiệu quả. Mặc dù hai bệnh này có nhiều triệu chứng chung như sốt, mệt mỏi và ho có đờm, nhưng vẫn có cách phân biệt: 

  • Viêm phế quản cấp tính thường xuất hiện với triệu chứng giống viêm đường hô hấp trên như sốt, đau họng, sổ mũi và ho. Triệu chứng đặc trưng bao gồm đau đầu, ngạt mũi, và cơn ho có thể xuất hiện nhiều vào đêm. Dấu hiệu đặc biệt là đờm có màu vàng hoặc xanh lục, đặc tính cho tác nhân vi khuẩn. Viêm phế quản do virus thường gây triệu chứng toàn thân rõ ràng cùng dịch hô hấp trong và loãng. Viêm phế quản mãn tính có triệu chứng ho kéo dài ít nhất 3 tháng và thường trầm trọng dần theo thời gian. Nếu liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, thở nông, thở khò khè, tức ngực và khó chịu.

  • Triệu chứng viêm phổi bao gồm ho nặng kèm theo cơn đau sâu trong phổi, cùng với đờm màu xanh hoặc vàng. Bệnh nhân có thể trải qua các dấu hiệu khác như đổ mồ hôi, buồn nôn, tiêu chảy, hơi thở nông, sốt cao đến 40 độ C, đau ngực nghiêm trọng, cảm giác ớn lạnh và run người, tinh thần mơ màng và thiếu hụt oxy. Viêm phổi nặng hơn sẽ có nhiều triệu chứng rõ ràng hơn.

Có thể phân biệt viêm phổi và viêm phế quản rõ ràng nhất ở triệu chứng sốt cao và ớn lạnh ở bệnh viêm phổi. Viêm phổi thường nặng hơn viêm phế quản, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc có tiền sử bệnh liên quan đến đường hô hấp.

phân biệt viêm phổi và viêm phế quản
Nắm rõ triệu chứng có thể giúp việc phát hiện và phân biệt viêm phổi và viêm phế quản dễ dàng hơn, tạo cơ sở để điều trị có hiệu quả.

1.3. Tiên lượng bệnh

Viêm phổi không chỉ có triệu chứng nặng hơn, nếu viêm phổi không được phát hiện và điều trị sớm còn có thể tiến triển trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ngược lại, viêm phế quản thường phản ứng tích cực với điều trị và triệu chứng không thường quá nghiêm trọng. Mặc dù có thể tự khỏi với thuốc điều trị thông thường sau vài ngày đến vài tuần, nhưng cần phải cẩn thận với khả năng tiến triển từ viêm phế quản sang viêm phổi, khi đó việc điều trị khó khăn và có nguy cơ biến chứng cao hơn.

Những lưu ý khi điều trị viêm phổi và viêm phế quản

Một khi phân biệt viêm phổi và viêm phế quản rõ ràng, việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

  • Đối với bệnh nhân viêm phế quản cấp tính, cần xác định tác nhân gây bệnh (virus hay vi khuẩn) để lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý. Sử dụng thuốc kháng sinh chỉ hiệu quả đối với viêm phế quản do vi khuẩn. Trong trường hợp viêm phế quản do virus cần điều trị giảm triệu chứng và nghỉ ngơi củng cố hệ miễn dịch để tự tiêu diệt virus. Đối với viêm phế quản mãn tính, không có phương pháp chữa trị hoàn toàn; bác sĩ tập trung vào giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bằng cách sử dụng thuốc hít giảm viêm, mở rộng đường thở và thuốc steroid.

  • Viêm phổi được coi là một bệnh nguy hiểm, bệnh nhân cần phải nhập viện để được theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với những trường hợp viêm phổi nặng, bệnh nhân gặp khó khăn khi thở hoặc không thể thở, việc sử dụng máy thở hoặc liệu pháp oxy là cần thiết để duy trì sự sống.

Viêm phế quản hay viêm phổi đều có thể tiến triển nặng và gây biến chứng nếu không được điều trị sớm và đúng cách, vì vậy bệnh nhân không được chủ quan. Việc đi khám bác sĩ là rất quan trọng để có chẩn đoán chính xác và bắt đầu liệu pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm: Viêm phổi ở trẻ em

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây