1

Lần đầu tiên ứng dụng hệ thống O-ARM và T2 Altitude trong chấn thương cột sống - Bệnh viện Bạch Mai

Ca bệnh thay đốt sống

BN Lại Thị Hồng Hạnh là trường hợp đầu tiên được ứng dụng hệ thống O-ARM và T2 Altitude thay thân đốt sống

Bệnh nhân Lại Thị Hồng Hạnh (42 tuổi, Thái Bình) vào Khoa CTCH trong tình trạng suy kiệt, chỉ nặng 30-35 kg, không thể tự đi lại, đau lưng nhiều, tê yếu 2 chân, được phát hiện tổn thương thân đốt sống 11,12 cột sống ngực.

Bệnh nhân được chẩn đoán lao cột sống và chỉ định phẫu thuật để cố định cột sống đoạn bị tổn thương, giải phóng chèn ép thần kinh. Gần 1 tháng sau phẫu thuật, kết hợp điều trị thuốc lao, bệnh nhân hiện đã tiến triển rất nhiều, có thể tự ngồi dậy và đi lại. Tuy nhiên phần tổn thương đốt sống do lao vẫn còn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Là trường hợp đầu tiên được ứng dụng hệ thống O-ARM và T2 Altitude trong chấn thương cột sống và thay thân đốt sống nhân tạo, chị Hạnh phấn khởi chia sẻ với chúng tôi: “Ba năm trước tôi bị đau rất nhiều, không thể tự đi lại và làm việc như bình thường. Đi khám tại BV Bạch Mai tôi đã được các bác sỹ chẩn đoán bị lao cột sống và chỉ định phẫu thuật cố định cột sống. Điều trị 1 thời gian ổn định, tôi được bác sỹ chỉ định thay 2 thân đốt sống. Lúc đầu tôi và gia đình rất lo lắng, băn khoăn. Nhưng khi được bác sĩ giải thích cặn kẽ, tôi đã yên tâm hơn, tin tưởng hoàn toàn vào các thầy thuốc nơi đây. Với kỹ thuật mới và hiện đại lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, tôi tin tưởng mình sẽ nhanh chóng phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng”.

TS.BS Hoàng Gia Du, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Phẫu thuật cột sống thường liên quan đến tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu và cấu trúc xương dây chằng xung quanh, chỉ sai số rất nhỏ chừng 1 mm thôi đã có thể gây tổn thương thần kinh, mạch máu và để lại di chứng rất nặng nề. Trong quá trình phẫu thuật, bác sỹ vừa phải đảm bảo sự an toàn, tránh làm tổn thương thêm cho tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu gây liệt, mất máu … vừa phải xử lý được tổn thương (thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, dị dạng, u đốt sống, chấn thương …) đồng thời tái tạo lại cấu trúc sinh lý của cột sống bằng việc sử dụng vật liệu thay thế như nẹp vít, ốc, đĩa đệm nhân tạo, nẹp silicon …

Kết quả hồi phục lâm sàng phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố trong đó không thể thiếu sự cân bằng cơ sinh học của hệ thống vật liệu thay thế. Hệ thống định vị không gian 3 chiều chính xác O-ARM được đưa về ứng dụng tại BV Bạch Mai từ cuối năm 2016. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên BV chúng tôi kết hợp hệ thống này với thân đốt sống nhân tạo T2 Altitude sẽ mang lại kết quả tối ưu cho phẫu thuật viên và người bệnh”.

Hệ thống chụp O-ARM

Ra đời dựa trên công nghệ tấm cảm biến X-quang phẳng, trạng thái rắn.

O- ARM cung cấp hình ảnh không gian 3D với độ phân giải cao, toàn diện hơn, chính xác hơn và tăng cường độ chính xác và an toàn cho các bác sĩ phẫu thuật. Với cánh tay linh động có thể mở ra và tự động đồng bộ hóa với hệ thông định vị trong phẫu thuật (Navigation), O- ARM đã thay đổi mô hình cho phẫu thuật cột sống.

Công nghệ này đã được chứng minh với các ưu thế:

  • Tăng độ chính xác của vị trí bắt vít cột sống
  • Làm giảm tỷ lệ phẫu thuật lại do bắt sai vị trí
  • Giúp cho bác sĩ phẫu thuật áp dụng các kỹ thuật ít xâm lấn làm giảm tổn thương mô
  • Giảm sử dụng của thuốc và đau hậu phẫu
  • Rút ngắn thời gian phục hồi của bệnh nhân….

Thân đốt sống nhân tạo có thể mở rộng T2 Altitude với tính năng căng giãn tại chỗ, kết cấu chặt chẽ và dễ dàng lắp đặt, được các chuyên gia đánh giá là một giải pháp tối ưu cho trục trước cột sống.

T2 Altitude được chỉ định:

Trong chấn thương cột sống và thay thân đốt sống các trường hợp:

  • Chấn thương gãy thân đốt sống vùng lưng ngực
  • Mất vững – xẹp đốt sống do loãng xương
  • Nhiễm trùng lao thân đốt sống
  • U cột sống ngực, cột sống cổ, lưng…

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 3 năm trước
 1027 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 824 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 712 Lượt xem
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 938 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 789 Lượt xem
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 988 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?

Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.

Bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gây loãng xương
Bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gây loãng xương

Bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm của cơ thể và điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Những người mắc bệnh celiac có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe về lâu dài khác, trong đó có chứng loãng xương. Tại sao bệnh celiac lại có thể dẫn đến loãng xương? Và làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ?

Gãy mắt cá chân trong: Dấu hiệu và cách điều trị
Gãy mắt cá chân trong: Dấu hiệu và cách điều trị

Mắt cá chân là phần xương nhô lên ở vị trí giao cẳng chân với bàn chân. Phần xương nhô lên ở mặt trong của cẳng chân gọi là mắt cá chân trong. Đó thực ra không phải là một xương riêng biệt mà là phần cuối của xương xương chày hay xương ống chân.

Viêm cột sống dính khớp: Triệu chứng, cách điều trị và tiên lượng
Viêm cột sống dính khớp: Triệu chứng, cách điều trị và tiên lượng

Viêm cột sống dính khớp, hay còn gọi là bệnh Bechterew, là một loại viêm khớp chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống. Đây là tình trạng viêm ở các khớp của cột sống, có thể gây đau mạn tính và tàn tật nếu không được điều trị. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tình trạng viêm có thể gây hình thành xương bất thường trên cột sống. Điều này có thể dẫn tới mất khả năng cử động.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây