1

Kiểm soát tốt đường huyết để phòng ngừa dị tật thai nhi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ước tính khoảng 5 - 7% phụ nữ có thai bị bệnh đái tháo đường. Họ có thể đã được chẩn đoán từ trước khi có thai hoặc chỉ được chẩn đoán đái tháo đường lần đầu tiên trong khi đang mang thai (những thai phụ này được gọi là đái tháo đường thai kỳ). 

Biến chứng nguy hiểm của thai nhi khi thai phụ bị đái tháo đường

Còn đối với thai nhi của những thai phụ bị đái tháo đường, nếu không được điều trị tốt, có thể bị một số biến chứng nguy hiểm cả trước và sau khi đẻ, thậm chí ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của đứa trẻ sau này. Đó là:

Các dị tật bẩm sinh:

  • Tỷ lệ bị dị tật bẩm sinh ở những đứa trẻ là con của các bà mẹ được kiểm soát đường máu kém là 6-15%, so với 2% ở những đứa trẻ của các bà mẹ không bị đái tháo đường hoặc có đái tháo đường nhưng đường máu được kiểm soát tốt cả trước và trong thời gian mang thai.
  • Các dị tật bẩm sinh hay gặp và thời gian xuất hiện dị tật là:

Dị tật hệ thần kinh

  • Như không có não, thoát vị màng tủy sống... Các dị tật này hay xảy ra hơn nếu sản phụ không được kiểm soát đường máu tốt.
  • Vào tuần thứ 14-16 của thai kỳ, các bác sĩ có thể đo nồng độ alpha fetoprotein trong máu để phát hiện những thai nhi có thể bị dị tật ống sống nhẹ, ví dụ như tật nứt đốt sống. Muộn hơn, ở tuần 18-22, có thể sử dụng các phương pháp siêu âm hiện đại hơn để phát hiện các dị tật ở tim hoặc ở các cơ quan khác của cơ thể.

Thai to trên 4.000g:

  • Nhiều thai nhi của các bà mẹ được kiểm soát đường máu không tốt có trọng lượng to so với tuổi thai.
  • Những đứa trẻ này có nguy cơ cao bị các chấn thương trong khi sinh, thường gặp là trật khớp vai.

Đa ối:

  • Là tình trạng có quá nhiều nước ối (1.000 - 3.000ml) làm cho các sản phụ rất khó chịu hoặc đau nhiều trước khi đẻ và thường kết hợp với thai to.
  • Tăng thể tích nước ối liên quan đến đường máu tăng, đồng thời các chất tan trong nước ối hoặc thai bài tiết quá nhiều nước tiểu hoặc giảm nuốt hoặc do rối loạn vận chuyển nước qua các khoang trong buồng tử cung.

Thai kém phát triển:

Do bà mẹ bị mắc đái tháo đường lâu và đã có biến chứng mạch máu, có thể dẫn đến sự kém tưới máu nuôi dưỡng cho tử cung - nhau thai, hậu quả thai bị kém phát triển, có thể chỉ nặng khoảng 2.000g.

Sảy thai hoặc chết lưu: Nhiều phụ nữ mắc đái tháo đường mà không biết để được điều trị nên bị sảy thai hoặc thai chết lưu nhiều lần.

Chính vì đường máu người mẹ trong giai đoạn sớm của thai kỳ có liên quan tới tỷ lệ thai nhi bị dị tật nên các biện pháp can thiệp phòng ngừa các dị tật muốn có kết quả phải được tiến hành rất sớm và thường xuyên, cụ thể là phải kiểm soát tích cực đường máu trước khi có thai và trong suốt thời kỳ mang thai.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Làm gì để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi mang thai?

- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  593 lượt xem

Chỉ uống viên ngừa thai màu vàng, bỏ viên nâu, có sao không?

Vợ chồng em đã có 1 cháu gái 4 tuổi. Hiện vợ em đang sử dụng thuốc ngừa thai, viên màu vàng. Trong quá trình sử dụng, cô ấy chỉ uống đủ những viên màu vàng, còn những viên màu nâu (là thuốc bổ máu) thì lại không chịu uống. Bây giờ, thấy trễ kinh 1 tuần, cô ấy mua que về thử, không thấy lên 2 vạch - Vậy, liệu bà xã em có sao làm không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1016 lượt xem

Bệnh viện có sẵn huyết thanh để tiêm cho em bé không?

Em đang mang bầu được 34 tuần. Trước khi có bầu, em bị viêm gan B mạn, men gan ổn định trong ngưỡng cho phép. Em được biết ngay khi sinh ra, em bé sẽ được tiêm huyết thanh ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Vậy, trước khi sinh có phải đăng ký đặt trước huyết thanh không, hay Bv luôn có sẵn ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  854 lượt xem

Muốn chích ngừa Anti-d tại Bệnh viện Phụ sản TW?

Vợ tôi thuộc nhóm máu O, Rh -. Cô ấy đang khám thai ở Bệnh viện tỉnh. Nhưng khi thai đến tuần 29, tôi muốn đưa vợ đến chích Anti-d tại Bv Phụ sản TW cho an toàn hơn, có được không? Vậy giá 1 mũi tiêm là bao nhiêu tiền để tôi còn chuẩn bị mang theo đây?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1166 lượt xem

Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?

Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  503 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Ngăn ngừa rối loạn đường huyết trong thai kỳ Ngăn ngừa rối loạn đường huyết trong thai kỳ 09:45
Ngăn ngừa rối loạn đường huyết trong thai kỳ
 Rối loạn đường huyết là một trong những nguy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. xem thêm
 3 năm trước
 559 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 946 Lượt xem
Làm thế nào phòng ngừa tiền sử sản khoa và sớm thụ thai lại? Làm thế nào phòng ngừa tiền sử sản khoa và sớm thụ thai lại? 08:02
Làm thế nào phòng ngừa tiền sử sản khoa và sớm thụ thai lại?
 Tiền sử sản khoa là lịch sử mang thai, sinh nở, được thể hiện qua chỉ số PARA.
 3 năm trước
 1101 Lượt xem
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 782 Lượt xem
Bí quyết phòng tránh đái tháo đường thai kỳ hiệu quả Bí quyết phòng tránh đái tháo đường thai kỳ hiệu quả 10:57
Bí quyết phòng tránh đái tháo đường thai kỳ hiệu quả
Theo thống kê, có từ 2 - 10% mẹ bầu có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ .
 3 năm trước
 370 Lượt xem
Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa protein niệu trong thai kỳ? Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa protein niệu trong thai kỳ? 08:29
Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa protein niệu trong thai kỳ?
Protein niệu trong quá trình mang thai được các mẹ bầu rất quan tâm, vì nó có thể liên quan tới các vấn đề bệnh lý trong thai kỳVậy để phòng...
 2 năm trước
 689 Lượt xem
Tin liên quan
Kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai

Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...

Kiểm soát bệnh lupus khi mang thai
Kiểm soát bệnh lupus khi mang thai

Hãy xác định là phụ nữ bị lupus ban đỏ hệ thống sẽ cần thăm khám với bác sĩ thường xuyên hơn trong thai kỳ.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai

Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây