1

Khóc đêm nhiều kèm những dấu hiệu này, có phải trẻ thiếu vitamin D?

Khóc là một trạng thái sinh lý hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Thế nhưng, việc trẻ khóc đêm kèm các dấu hiệu bất thường có thể báo hiệu trẻ đang mắc các bệnh lý nguy hại đến sức khỏe trong đó có bệnh lý còi xương do thiếu vitamin D.

 

1. Vai trò của vitamin D trong cơ thể

 

Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là các trẻ sơ sinh và trẻ đang trong giai đoạn trưởng thành.

Vai trò vitamin D đối với cơ thể:

  • Vitamin D liên quan đến việc tạo nên cấu trúc xương cho cơ thể thông qua cơ chế phân phối canxi và phospho.
  • Tại đường tiêu hóa, vitamin D làm tăng khả năng hấp thu canxi và phốt pho từ thức ăn
  • Tại xương, vitamin D giúp chuyển hoá canxi và phốt pho, làm quá trình lắng đọng canxi của xương, giúp canxi và phốt pho được gắn trong mô xương
  • Vitamin D là còn là chất giúp điều hoà cân bằng nội môi của canxi và phốt pho trong cơ thể.
  • Ngoài ra Vitamin D còn đóng vai trò trong quá trình phân chia tế bào, bài tiết và chuyển hoá các hormon, biệt hoá một số tế bào ung thư như ung thư da, xương, và các tế bào ung thư vú.

2. Nguyên nhân thiếu vitamin D ở trẻ

 

Nguyên nhân thiếu vitamin D ở trẻ rất đa dạng bao gồm:

  • Người mẹ bị thiếu vitamin D lúc mang thai và cho con bú.
  • Kéo dài thời gian cho con bú cũng là một trong những nguyên khiến trẻ bị thiếu vitamin D do khi cho trẻ bú mẹ càng lâu thì lượng vitamin D có trong sữa mẹ càng ít.
  • Trẻ ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào sáng sớm hay luôn được che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài.
  • Mẹ bé thoa quá nhiều kem chống nắng lên da của bé.
  • Trẻ có làn da sẫm màu.
  • Trẻ mắc các bệnh liên quan đến việc chuyển hóa vitamin, đặc biệt là vitamin D.
  • Khẩu phần ăn của trẻ bị hạn chế hoặc hầu như không ăn cá.
Khóc đêm nhiều kèm những dấu hiệu này, có phải trẻ thiếu vitamin D?
Các bà bầu nên bổ sung vitamin D

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D

 

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu vitamin D:

  • Dấu hiệu sớm: Dấu hiệu ban đầu báo hiệu trẻ thiếu vitamin D thường liên quan đến hệ thần kinh của trẻ.
    • Khi thiếu vitamin D, trẻ thường hay quấy khóc, ngủ khó, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình do thần kinh bị kích thích.
    • Ngoài ra trẻ còn bị rụng tóc ở vùng gáy (dấu hiệu chiếu liếm), da xanh xao, lách to, thể lực chậm phát triển, trương lực cơ giảm, bên cạnh đó trẻ còn bị ra nhiều mồ hôi trộm về ban đêm ngay cả khi trời lạnh.
  • Dấu hiệu muộn: Sau các dấu hiệu ở thần kinh là các dấu hiệu rối loạn ở xương.
    • Trẻ chậm mọc răng và mọc không cân đối, chậm biết lật, biết bò, đi...
    • Thóp rộng, bờ thóp mềm và chậm liền thóp so với các trẻ bình thường khác.
    • Hộp sọ trẻ bị biến dạng, xương sọ mềm, ấn thấy lõm nhưng trở lại bình thường khi nhấc tay ra.
    • Xương sọ của trẻ xuất hiện các bướu, thường ở vùng trán, vùng đỉnh.
    • Đầu xương cổ tay của trẻ to, phì đại thành "Vòng cổ tay".
    • Lòng ngực trẻ bị biến dạng, chân vòng kiềng, cong vẹo cột sống.
    • Trẻ có thể bị co giật do hạ canxi huyết khi bị thiếu vitamin D.
    • Còi xương là bệnh lý rất hay gặp ở những trẻ nhỏ bị thiếu vitamin D kéo dài. Biểu hiện cho thấy trẻ bị còi xương bao gồm cẳng chân trẻ bị biến dạng và chậm phát triển thể lực.

Việc biến dạng xương ở thời kỳ thơ ấu có thể để lại nhiều di chứng cho thời kỳ trưởng thành của trẻ: Xương sống trẻ có thể bị gù, vẹo, hẹp khung chậu.

4. Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì

Từ nguyên nhân và dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ cho thấy trẻ hay khóc đêm thường báo hiệu cho các cha mẹ biết rằng trẻ đang bị thiếu vitamin D.

5. Cách phòng chống thiếu vitamin D và bệnh còi xương ở trẻ

Cách đơn giản nhất để phòng chống thiếu vitamin D là chế độ ăn uống và tắm nắng đúng cách cho trẻ.

  • Chế độ ăn uống

Nên cho trẻ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm với đầy đủ 4 nhóm chất. Ưu tiên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá, lòng đỏ trứng, gan, dầu cá,... Tuy nhiên chỉ nên cung cấp đủ, không nên cung cấp quá thừa vitamin D.

Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi để phòng tránh tình trạng còi xương ở trẻ như tôm, cua, cá, sữa, bánh flan, nên lựa chọn cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ vì những thực phẩm này chứa nhiều canxi hơn. Cần lưu ý rằng canxi trong sữa dễ hấp thụ hơn canxi từ các nguồn thực phẩm khác.

Khi bổ sung vitamin D cần kết hợp với các thực phẩm giàu chất béo từ dầu, mỡ vì chất béo giúp tăng hấp thu vitamin D.

Ngoài ra cần bổ sung đủ đạm, vitamin và khoáng chất khác như magie, kẽm,...

Đối với bà mẹ đang mang thai và cho con bú, cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ nên cho các bà mẹ dùng thực phẩm giàu canxi, vitamin D, phốt pho.

Cần bổ sung vitamin D cho mẹ và bé bằng cách uống liều dự phòng theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Hỗ trợ, khuyến khích, giáo dục, hướng dẫn các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ: cần tư vấn cho các bà mẹ nên cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú tới 24 tháng.

  • Tắm nắng đúng cách cho mẹ và bé

Tắm nắng đúng cách giúp cung cấp 90-95% vitamin D cho trẻ. Khi tắm nắng cần đội mũ, đeo kính râm để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu trẻ, lưu ý không nên sử dụng các loại kem để bôi vào da trong thời gian trẻ tắm nắng.

Bà mẹ có thai và cho con bú nên tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày 15-20 phút vào trước 8 giờ sáng hoặc 4- 5 giờ chiều, cần để lộ chân, tay khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Trẻ cần ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng, nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày ngay từ tháng đầu sau khi sinh, để lộ chân, tay, lưng, bụng, ngực cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian tắm nắng cho trẻ:15-20 phút vào buổi sáng trước 8 giờ hoặc 4-5 giờ chiều.

Cần bổ sung vitamin D cho những trẻ có nguy cơ hoặc đã bị thiếu vitamin D theo liều chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại trẻ khóc đêm bất thường kèm theo các dấu hiệu đã nói trên có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên nguyên nhân thường hay gặp nhất là do trẻ bị thiếu vitamin D. Do vậy các bà mẹ cần biết để chăm sóc con mình một cách hiệu quả nhất, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển về xương.

Khóc đêm nhiều kèm những dấu hiệu này, có phải trẻ thiếu vitamin D?
Tắm nắng đúng cách cho mẹ và bé

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ 3 tháng tuổi đồ mồ hôi đầu nhiều và khớp chân kêu răng rắc là do thiếu vitamin D và canxi phải không?

Hiện bé nhà em đang được 3 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra tới giờ mặc dù nằm điều hòa với nhiệt độ thích hợp nhưng bé nhà em vẫn đổ mồi hôi đầu khá nhiều là bị sao ạ? Ngoài ra, khi co lên co xuống, các khớp gối của bé cứ kêu răng rắc ấy ạ. Bé như vậy có phải là bị thiếu canxi và vitamin D không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  732 lượt xem

Trẻ 4 tháng ngủ hay giật mình, khóc thét, khó dỗ ngủ có phải do thiếu canxi không?

Bé nhà em được 4 tháng tuổi. Bé nặng 7,6kg và cao 63cm. Gần đây ban ngày bé ngủ rất ít, chỉ tầm 15-20 phút rồi lại dậy chơi từ 2 đến 3 tiếng. Đặc biệt, ban ngày bé ngủ hay bị giật mình, có khi khóc thét, khó dỗ. Ban đêm thì trộm vía bé vẫn ngủ bình thường ạ. Bé có hiện tượng như vậy có phải do thiếu canxi không bác sĩ? Bé có được bổ sung vitamin D3 ạ. Đợt đầu bé bú 130ml rất nhanh, nhưng gần đây sau 3 -4 tiếng, em ép mãi bé mới bú được 100ml. Như vậy có sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3750 lượt xem

Trẻ 3 tháng 5 ngày biếng bú, rụng tóc vành khăn, nấc cụt, ra nhiều mồ hôi có phải do thiếu chất không?

Bé nhà em hiện tại nặng 6,3kg, dài 61cm, bé đã được 3 tháng 5 ngày rồi ạ. Khi bé được hơn 2 tháng, sữa mẹ rất ít nên bé nhà em chủ yếu là bú bình. Mỗi cữ bú của bé khoảng 100-120ml. Tuy nhiên, gần một tháng nay bé chỉ bú mẹ và không chịu bú bình nữa, nhưng bú cũng chỉ được một lúc là bé nhả ra rồi khóc như bị ngạt. Bé nhà em rất hay nấc cụt, đêm ngủ đổ mồ hôi đến mức ướt đẫm gối, em phải thay áo đến 2-3 lần cho bé. Bé còn bị rụng tóc vành khăn, bàn tay bàn chân lạnh, ướt và da không được hồng hào, hơi tái. Không biết bé nhà em như vậy có phải bị thiếu chất không ạ? Em có ý định bổ sung thuốc kẽm zinc kid, canxitriomphe và men merikacho bé có được không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1033 lượt xem

Bé 5 tháng tuổi hay đổ mồ hôi sau gáy và tay chân có phải do thiếu vitamin D không?

Em sinh bé thiếu tháng, lúc em mới 36 tuần, bé nặng 2,2kg. Giờ bé được 5 tháng rồi và nặng 6,5kg. Cân nặng của bé có chuẩn bình thường không ạ? Em cho bé bú mẹ hoàn toàn, nhưng 3 tháng gần đây sữa mẹ ít đi nên em bổ sung thêm cho bé ăn sữa ngoài. Sau 2,5h em cho bé bú khoảng 120ml. Bé nhà em rất hay đổ mồ hôi, đặc biệt là sau gáy và tay chân. Bé bị như vậy có phải là do thiếu vitamin D không ạ? Em có cho bé uống vitamin D Pedia Kid mỗi sáng 1 giọt. Em có mua thêm well baby drops nhưng trong hướng dẫn là dành cho bé từ 6 tháng tuổi nên không dám cho uống. Cho em hỏi em bổ sung cho bé như vậy có ổn không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  812 lượt xem

Bé 5 tháng tuổi hay đổ mồ hôi sau gáy và tay chân có phải do thiếu vitamin D không?

Bé nhà em được 3 tháng rồi thì có uống được vacxin rota tiêu chảy nữa không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  644 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 758 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 583 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 603 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 615 Lượt xem
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ 04:39
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi 1 - 2 tuổi và nguyên nhân thường do viêm mũi họng.Dù là bệnh phổ biến, nhưng...
 2 năm trước
 693 Lượt xem
Tin liên quan
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.

Thiếu máu do thiếu sắt và việc cho con bú sữa mẹ
Thiếu máu do thiếu sắt và việc cho con bú sữa mẹ

Nếu mẹ bị thiếu máu, việc bạn lo lắng đứa trẻ cũng sẽ ít chất sắt trong người là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng không phải lúc nào cũng thế...

Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai
Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai

Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Những chuyện hoang đường về cảm lạnh và cảm cúm - sự thật giúp trẻ khỏe mạnh
Những chuyện hoang đường về cảm lạnh và cảm cúm - sự thật giúp trẻ khỏe mạnh

Một đứa trẻ thường sẽ bị cảm lạnh 5-8 lần trong năm - có thể nhiều hơn, nếu bị bạn bè hoặc anh chị em lây bệnh.

7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm
7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm

Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây