1

Hy hữu: Nuốt phải tăm... sau 2 tuần được lấy ra qua thành bụng - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Ca bệnh

Anh Nguyễn Văn L. (nam, 49 tuổi, ở Quốc Oai - Hà Nội) có thói quen ngậm tăm trong miệng, nhiều khi đi ngủ anh cũng ngậm tăm.

Một lần tình cờ anh vô tình nuốt chiếc tăm khi đang ngậm như thói quen thường lệ. Cứ nghĩ sẽ không sao nên anh không lưu ý đến, tuy nhiên sau 2 tuần anh thấy đau bụng vùng hố chậu bên phải.

Đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các bác sĩ phát hiện một ổ áp xe vùng hố chậu phải. Đáng chú ý, một đầu tăm nằm trong thành bụng, một đầu nằm trong ruột non.

Bằng các phương tiện siêu âm và chụp cắt lớp, các bác sĩ nhận định chiếc tăm đã xuyên qua thành ruột non, một đầu găm vào thành bụng và một đầu vẫn nằm trong lòng ruột; đặc biệt đầu ngoài chiếc tăm gây viêm ở thành bụng tạo thành ổ áp xe.

Việc điều trị cho bệnh nhân cần ưu tiên lấy bỏ dị vật với các phương án có thể gồm: phẫu thuật vào trong ổ bụng, nội soi qua ống tiêu hoá và can thiệp tối thiểu dưới hướng dẫn của hình ảnh.

Sau khi hội chẩn là: lấy chiếc tăm qua hướng dẫn của siêu âm. Đây là một kỹ thuật chưa từng có trong y văn, các bác sĩ can thiệp đã dùng siêu âm để định vị tạo một đường hầm đi trong thành bụng, qua các dụng cụ nong rộng đủ để ống kính camera đi vào tiếp cận và rút chiếc tăm ra an toàn.

Toàn bộ ca can thiệp diễn ra trong vòng 1 giờ đồng hồ với gây tê tại chỗ. Bệnh nhân có thể đi lại ngay sau khi can thiệp.

Lưu ý: 

  • Thói quen “ngậm tăm” sau khi ăn của rất nhiều người có thể nguy hiểm nếu vô tình nuốt chiếc tăm vào ống tiêu hoá vì chất liệu tăm tre sẽ không thể bị phân huỷ bởi men tiêu hoá nên khi di chuyển trong suốt chiều dài của lòng ruột dễ gây nên nhiều biến chứng khó lường.
  • Biến chứng nặng nhất có thể gây thủng ống tiêu hoá và viêm phúc mạc toàn thể, ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng về sau.
  • Các bác sĩ khuyến cáo sau khi sử dụng tăm nên vứt ngay vào sọt rác, tránh ngậm trong miệng gây mất thẩm mỹ, vô tình làm rơi vãi nếu trong nhà có trẻ nhỏ sẽ rất nguy hiểm, hoặc khi nói chuyện, ngủ có thể nuốt tăm
  • Nếu không may nuốt phải tăm, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được can thiệp và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 697 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 739 Lượt xem
NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG 00:05
NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG
 Bệnh nhân Thái Hoài Hương (19 tuổi, Hà Nội) đã có 1 tuần mất ngủ bởi những cơn đau bụng xuất hiện vào ban đêm. Nghĩ bị đau dạ dày, Hương tự...
 3 năm trước
 608 Lượt xem
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 619 Lượt xem
Tin liên quan
Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 4 Sống Được Bao Lâu?
Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 4 Sống Được Bao Lâu?

Ung thư dạ dày giai đoạn 4 sống được bao lâu?. Càng tiến triển sang đến các giai đoạn sau thì ung thư lại càng khó điều trị. Do đó, việc điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 4 sẽ nan giải hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây