Hướng dẫn bù nước cho trẻ bị tiêu chảy
1. Thế nào là tiêu chảy ở trẻ em?
Tiêu chảy ở trẻ là trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Thông thường, những bé dưới 1 tháng tuổi thường có thể đi ngoài 4 - 10 lần/ngày. Những bé từ 1 - 3 tháng tuổi thường đi ngoài trên 3 lần/ngày, nhưng số lần đi ngoài còn tùy theo từng bé, có bé đi ngoài ngay sau bữa ăn, có bé 2 ngày đi ngoài 1 lần, có bé 1 tuần mới đi ngoài 1 lần. Nhưng với những bé dưới 2 tuổi thường đi phân mềm, đóng khuôn, còn với trẻ lớn hơn là đi ngoài trên 3 lần/ngày và phân lỏng hoặc toàn nước.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ được chia thành 3 loại chính đó là:
- Tiêu chảy cấp.
- Tiêu chảy kéo dài: khi tình trạng tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên.
- Tiêu chảy xâm lấn có nhầy máu.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể xuất hiện quanh năm, song có hai thời điểm bệnh thường xảy ra với số lượng lớn bệnh nhân, đó là thời điểm vào mùa nóng vì điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn và thời điểm vào mùa lạnh, dễ tạo điều kiện cho virus lây lan khiến trẻ bị tiêu chảy do virus, đặc biệt là do Rotavirus.
2. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em
- Trẻ bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, song phần lớn là do trẻ nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, dị ứng thức ăn,... nên khiến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày.
- Do hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ bị các tác nhân vi khuẩn, virus tấn công gây nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy ở trẻ.
- Dinh dưỡng không hợp lý cùng là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ. Ăn uống đúng cách không chỉ giúp trẻ sinh trưởng phát triển khỏe mạnh mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy.
- Việc vui chơi sẽ giúp trẻ thúc đẩy hoàn thiện trí não của bé, tuy nhiên vui chơi khó lòng tránh khỏi việc trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus bám vào tay chân cơ thể. Nếu như vệ sinh không đúng cách thì trẻ dễ bị nhiễm khuẩn gây nên tiêu chảy ở trẻ em.
3. Chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy
3.1. Bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy
Trẻ khi bị đi ngoài phân nhiều nước nên thường bị mất nước, cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên trẻ bị tiêu chảy đường ruột vẫn hấp thu nước được, vì vậy phải cho trẻ uống bù nước, điện giải ngay khi biết trẻ bị tiêu chảy.
Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch oresol, oresol II, viên hoặc gói hydrite. Pha dung dịch bù nước oresol đúng là điều quan trọng giúp trẻ mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng mất nước và sụt cân:
- Mỗi gói oresol lớn cần pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói oresol với nửa lít nước)
- Mỗi gói oresol II hoặc mỗi viên/gói hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội.
- Dung dịch bù nước, điện giải oresol đã pha nếu quá 24 giờ không uống hết phải bỏ đi.
Trường hợp không có dung dịch oresol có thể nấu nước cháo muối (một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch - tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ đến khi lọc còn được 5 bát nước cháo (tương đương 1 lít) cho trẻ uống dần.
Lượng dung dịch bù nước oresol cho trẻ được tính như sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Cho trẻ uống 50 – 100 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài;
- Trẻ 2 - 10 tuổi: Cho trẻ uống 100 – 200 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài;
- Trẻ trên 10 tuổi: Cho trẻ uống oresol đến hết khát sau mỗi lần đi ngoài.
Nếu trẻ không thích mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác, khi số lần tiêu chảy không nhiều (2-3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây. Một số trẻ khi tiêu chảy kèm theo nôn nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện từ từ, cho trẻ uống từng ít một. Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa, trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ.
Nếu như trẻ nôn nên đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho trẻ uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Trẻ được bù nước, điện giải đủ sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
Khuyến khích bà mẹ cho bú mẹ khi trẻ đòi uống. Khi trẻ bú mẹ xong, tiếp tục cho uống dung dịch oresol. Bà mẹ không nên cho trẻ ăn trong suốt 4 giờ đầu tiên điều trị bằng oresol.
Khi thấy những dấu hiệu sau đây, thì cha mẹ nên đưa trẻ đến tái khám:
- Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục);
- Nôn tái diễn;
- Khát nhiều hơn, khóc không có nước mắt, mắt trũng và khô, lưỡi khô, nếp véo da mất chậm.
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú, li bì, mệt lả.
- Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị;
- Sốt cao hơn và có máu trong phân.
3.2. Chế độ dinh dưỡng
Ngoài bù nước là điều trị quan trọng đã được nêu ở trên, việc dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy cũng cần quan tâm. Khi mắc bệnh, trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do bị tiêu chảy, nôn, biếng ăn, vì vậy nếu cho trẻ kiêng khem là vấn đề không hợp lý.
Để trẻ không bị sụt cân, cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau), cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ thì cho trẻ tiếp tục bú mẹ bình thường và tích cực cho trẻ bú mẹ là rất cần thiết vì trong sữa mẹ vừa đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu. Nếu trẻ bú sữa công thức, vẫn tiếp tục cho bú bình thường. Trong một vài trường hợp bé bị tiêu chảy do Rotavirus có hiện tượng kém dung nạp với đường lactose trong sữa, nên thay sữa đang bú bằng các loại sữa không có đường lactose theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ lớn hơn thì cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ nhịn, kiêng khem.
Tránh dùng các loại thực phẩm có lượng đường nhiều, lượng đạm và các chất điện giải thấp, các thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như măng, rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt.
Tránh sử dụng các dung dịch nước quả công nghiệp, nước có ga gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy tăng và rối loạn các chất điện giải trong cơ thể.
4. Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
- Cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất (đạm, béo, đường, hoa quả).
- Sử dụng nước sạch.
- Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất bảo vệ thực vật.
- Rửa tay bằng xà phòng: Sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Trẻ 3 tháng ngày đi ị 10 lần, phân vàng hoa cà lẫn cả nước có phải bị tiêu chảy không?
Em sinh bé nặng 3,8kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Thông thường, bé đi ị 4-5 lần một ngày. Nhưng 2 hôm nay bé đi rất nhiều. Ngày phải đến 10 lần. Phân có cả nước, màu vàng hoa cà. Có lúc đi chỉ toàn nước không, lắm khi tè cũng ra phân. Nhưng được cái bé vẫn chơi, ăn, ngủ bình thường ạ. Bé nhà em như vậy có phải bị tiêu chảy không ạ? Và em phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
- 1 trả lời
- 2497 lượt xem
Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?
Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3272 lượt xem
Bé trai 7 tháng phát triển bình thường nhưng nước tiểu có màu vàng sậm là bị làm sao?
Em sinh bé trai đã được 7 tháng. Bé cao 70,5cm, nặng 8,5kg. Hàng tháng bé tăng cân đều đặn và ăn ngủ bình thường. Tuy nhiên, dạo gần đây em thấy nước tiểu của bé có chút bất thường, đó là có màu vàng sậm. Bé bú sữa khoảng 800-900ml/ ngày. Nước tiểu vàng sậm như thế thì bé có bị làm sao không ạ? Và em muốn bổ sung nước lọc thì cần bổ sung bao nhiêu ml/ ngày ạ?
- 1 trả lời
- 684 lượt xem
Trẻ 5 tháng 20 ngày xuất hiện chấm hồng hồng cam cam trong bỉm nước tiểu có nguy hiểm gì không?
Hiện tại bé trai nhà em đang được 5 tháng 20 ngày và nặng 8,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cách đây 1 tuần em thấy trong bỉm của bé xuất hiện những chấm nước tiểu màu hơi hồng hồng cam cam, không đỏ đậm như máu. Còn lại nước tiểu bình thường thì vẫn màu vàng nhạt. Em có kiểm tra đầu chim của bé nhưng không hề thấy xây xát gì, cũng không có máu. Từ 1 tháng tuổi đến nay ngày nào bé cũng uống bổ sung 1 giọt Aquadetrim vitamin D3. Em có ngưng cho bé uống thì không thấy chấm hồng cam nữa. Hàng ngày bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường. Bé nhà em bị như vậy có nguy hiểm không? Em có nên tiếp tục cho bé uống Vitamin D3 nữa không ạ?
- 1 trả lời
- 2969 lượt xem
Uống xen kẽ hai loại sữa để cho bé trên 1 tuổi tập quen dần với loại sữa mới có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé không?
Bé trai nhà em hiện giờ đang được 12 tháng 10 ngày tuổi. Bé nặng 7,4kg ạ. Lúc sinh bé chỉ nặng 2,4kg. Bé có vẻ trông nhỏ hơn so với các bạn cùng trang lứa, mặc dù bé khỏe, ít ốm ạ. Hàng ngày em cho bé ăn 3 bữa cháo và bú thêm sữa glico dưới 1 tuổi. Mỗi lần bé bú được 110-150ml sữa. Thời gian bé được 6 tháng tuổi thì em phải đi mổ xoắn u nang nên bé phải dừng bú mẹ trong vòng 7 tuần. Em có thử tất cả các loại sữa công thức cho bé và phát hiện ra bé bị dị ứng đạm sữa bò. Do uống xong thì bé trớ và người mẩn đỏ ạ. Hiện giờ bé đã hơn 1 tuổi, em muốn đổi sữa Glico cho trẻ hơn 1 tuổi cho bé mà con không chịu uống. Em không biết nên đổi luôn sang sữa khác hay là sẽ uống xen kẽ cả sữa cũ, sữa mới cho bé tập quen dần ạ? Uống xen kẽ thì hệ tiêu hóa của bé có ảnh hưởng gì không ạ?
- 1 trả lời
- 1435 lượt xem
Đừng tự khiến mình phát điên lên. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã trình bày trong một báo cáo lâm sàng về chấy phát hành vào tháng 7 năm 2010 là: "Các biện pháp làm sạch Herculean không có lợi ích gì”. Vì vậy, trong khi quét sạch nhà từ trên xuống dưới và đổ nước sôi lên giường có thể khiến bạn cảm thấy mình như anh hùng, thì cũng chẳng giúp nhà bạn thoát khỏi sự xâm nhập của chấy.
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.
Những loại thuốc này giúp hạ sốt cho bé, giảm các triệu chứng khó chịu khác nhưng không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác. Kiểm tra nhãn dán sản phẩm khi bé lớn hơn vì liều lượng công thức an toàn có thay đổi theo từng độ tuổi.
Chấy là những ký sinh trùng nhỏ sống trên đầu người. Chúng sống và phát triển bằng cách hút một lượng nhỏ máu từ da đầu và sinh sản bằng cách đẻ trứng vào tóc. Nghe có vẻ ngạc nhiên nhưng chấy không lây lan bệnh tật. Nếu con của bạn có chấy, hãy tìm hiểu thông tin hướng dẫn điều trị chấy.
Các nhà khoa học gần đây mới tiết lộ loại trái cây có thể giúp bù nước điện giải cho trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa