1

Hở eo đốt sống: Những điều cần biết

Hở eo đốt sống là dị tật bẩm sinh hoặc cũng có thể do chấn thương gây ra. Hở eo đốt sống thường gặp ở đốt sống L4 hoặc L5. Hở eo đốt sống lưng thường không gây ra triệu chứng gì ngoài cơn đau nhói khi tập thể dục hoặc vận động.

1. Hở đốt sống lưng là gì?

 

Hở eo đốt sống lưng là tình trạng đốt sống lưng (thường gặp ở đốt sống L4 hoặc L5) bị khuyết phần cung sau và tiến triển thành trượt đốt sống.

Trượt đốt sống do hở eo đốt sống lưng có thể tự phát hoặc cũng có thể do tai nạn, chấn thương tác động. Ngoài ra, thoái hóa cũng là nguyên nhân gây trượt đốt sống khi các đĩa đệm giữa đốt sống bị mất tính đàn hồi, làm mất sự liên kết giữa các mấu khớp.

2. Nguyên nhân gây hở eo đốt sống

Hở eo đốt sống: Những điều cần biết
Thiếu canxi có thể gây hở eo đốt sống lưng

 

Có nhiều nguyên nhân gây hở eo đốt sống lưng như:

  • Chấn thương: Trong sinh hoạt, lao động hàng ngày, nếu thường xuyên cúi và gập người quá mức có thể làm tổn thương vùng cột sống lưng. Tai nạn giao thông hoặc lao động hoặc tập luyện thể dục thể thao cũng có thể gây chấn thương đốt sống lưng. Nếu để lâu không được phát hiện và điều trị, bệnh có thể tiến triển thành trượt đốt sống và phải điều trị can thiệp bằng dụng cụ nắn chỉnh trượt đốt sống.
  • Dị tật bẩm sinh: Trong thời kỳ bào thai, bệnh lý thiểu sản sụn có thể gây khuyết eo đốt sống L5 và dẫn đến hở eo đốt sống lưng. Lúc này, nếu người bệnh gập người quá mức có thể gây gãy eo đốt sống.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi (thường gặp ở phụ nữ): Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng xương khớp, đặc biệt là cột sống. Thiếu hụt canxi hay một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không đủ chất có thể dẫn đến tật hở eo đốt sống.

3. Triệu chứng hở eo đốt sống

 

Hở eo đốt sống lưng là một trong những bệnh lý vùng cột sống thắt lưng. Bệnh không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, các dấu hiệu nhận thấy thường là:

  • Đau lưng: Đau nhói vùng thắt lưng, đặc biệt là khi tập thể dục.
  • Tê chân.

4. Làm gì khi bị hở eo đốt sống?

Hở eo đốt sống: Những điều cần biết
Hở eo đốt sống có thể điều trị bằng thuốc

Khi nhận thấy thường xuyên đau nhói ở lưng, ngay cả khi vận động nhẹ nhàng, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh - cột sống để được khám, chẩn đoán, phát hiện và điều trị hở eo đốt sống kịp thời. Tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng trượt đốt sống.

Hở eo đốt sống lưng L5 nếu chưa tiến triển thành trượt đốt sống có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc
  • Điều trị vật lý trị liệu với các bài tập hỗ trợ cột sống
  • Theo dõi bệnh để kịp thời can thiệp điều trị phẫu thuật (nếu có).

Hở eo đốt sống lưng nếu không được phát hiện và điều trị có thể dẫn đến chứng trượt đốt sống.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.

Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết
Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết

Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...

Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối
Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí
Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí

Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.

Video có thể bạn quan tâm
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 801 Lượt xem
Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật 02:34
Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật
Phải chịu đựng căn bệnh thoái hóa khớp gối hơn 30 năm, cụ Rôm, 80 tuổi, gần như không còn hy vọng gì về việc có thể đi lạiCho đến khi được...
 3 năm trước
 790 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 601 Lượt xem
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 828 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương
Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương

Bệnh tiểu đường và loãng xương có thể xảy ra đồng thời và có ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và chứng loãng xương có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Những điều cần biết về gãy xương do mỏi ở bàn chân
Những điều cần biết về gãy xương do mỏi ở bàn chân

Gãy xương do mỏi ở bàn chân là tình trạng một trong các xương ở bàn chân có vết nứt nhỏ. Nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương do mỏi là do cử động lặp đi lặp lại trong thời gian dài chứ không phải do té ngã hay va đập như các loại gãy xương khác. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, phải vài ngày sau khi bị gãy xương do mỏi thì người bệnh mới phát hiện ra mình bị gãy xương.

Những điều cần biết về thuốc điều trị loãng xương Evista (raloxifene)
Những điều cần biết về thuốc điều trị loãng xương Evista (raloxifene)

Evista (raloxifene) là một loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng loãng xương. Loại thuốc này giúp làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống.

Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) cho biết điều gì?
Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) cho biết điều gì?

Yếu tố dạng thấp (rheumatoid factor - RF) là một loại kháng thể tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Những kháng thể này được gọi là tự kháng thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây