1

Hạt hồng xiêm nằm "yên vị" 10 năm trong phế quản nữ giáo viên - bệnh viện Phổi trung ương

Ca bệnh 

Các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương vừa nội soi gắp ra dị vật là hạt hồng xiêm trong phế quản một bệnh nhân là nữ giáo viên. Thật bất ngờ, nguyên nhân được xác định là do lần hóc hạt hồng xiêm từ...10 năm trước.

Bệnh nhân là L.T.H (41 tuổi, làm nghề giáo viên). Bệnh nhân cho biết xuất hiện triệu chứng ho kéo dài suốt chục năm nay. Bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi nhưng chỉ được chẩn đoán viêm họng mạn tính, điều trị không khỏi.

Theo lời kể của gia đình, bệnh nhân đã bi quan khi cho rằng tại mình làm nghề giáo viên nên phải chịu cái "nghiệp" này, rất khổ sở, tinh thần sa sút nghiêm trọng.

Theo TS.BS Vũ Khắc Đại - Phó Trưởng khoa Nội soi chẩn đoán và can thiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Phổi Trung ương và đã được chụp cắt lớp vi tính ngực. Kết quả phát hiện dị vật phế quản, được gửi tới khoa nội soi để lấy dị vật.

Tại đây, các y bác sĩ đã nhanh chóng hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân và sau 10 phút các y bác sĩ khoa nội soi chẩn đoán và can thiệp đã gắp thành công dị vật hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản người bệnh. Ngay sau đó, tình trạng bệnh nhân ổn định hơn, hết ho.

Được biết, nữ bệnh nhân kể trên bị dị vật bỏ quên trong đường hô hấp. Và nguyên nhân dẫn đến việc dị vật bỏ quên là do trong lúc ăn uống bị sặc thức ăn, dị vật rơi vào đường hô hấp.

Với những trường hợp bị dị vật bỏ quên trong đường hô hấp nhiều năm thường có hai khả năng xảy ra, một là người bệnh không biết mình bị dị vật đường hô hấp lúc nào do nó luôn xảy ra bất ngờ và đột ngột; hai là triệu chứng bệnh giống một số bệnh khác nên dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua.

Thông thường, những bệnh nhân bị dị vật bỏ quên thường có triệu chứng ho, khó thở, khạc đàm… rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý về phổi khác. Ngoài ra, riêng với trường hợp mắc dị vật là các hạt trái cây, việc chụp X - quang càng không thể phát hiện có dị vật trong đường hô hấp.

Trước đây, đã có rất nhiều trường hợp hóc dị vật là các hạt trái cây mà người bệnh không hề hay biết. Dị vật có thể nằm kéo dài chục năm trong cơ thể bệnh nhân gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Qua ca bệnh này, bác sĩ Vũ Khắc Đại khuyến cáo người dân khi ăn hồng xiêm nên cắt ngang quả, bỏ hạt trước khi ăn. Nếu sau khi ăn, uống có tình trạng hóc dị vật thoáng qua (thường biểu hiện bằng cơn ho sặc sụa một lúc rồi hết), sau đó xuất hiện tình trạng ho kéo dài, người bệnh nên đi khám chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng để phát hiện nguy cơ có dị vật bỏ quên trong phế quản.

Nguồn: Bệnh viện Phổi trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
GẶP BÁC SĨ QUEN CỦA CON, BỐ THOÁT U XƠ THANH QUẢN, TÌM LẠI "GIỌNG CA VÀNG" GẶP BÁC SĨ QUEN CỦA CON, BỐ THOÁT U XƠ THANH QUẢN, TÌM LẠI "GIỌNG CA VÀNG" 01:08
GẶP BÁC SĨ QUEN CỦA CON, BỐ THOÁT U XƠ THANH QUẢN, TÌM LẠI "GIỌNG CA VÀNG"
 Đó là trường hợp của anh Bùi Ngọc Hòa - 37 tuổi - Hà Nội. Bệnh lý U xơ dây thanh quản từng khiến giọng anh Hòa rất ồm, ngày càng khó nghe. Từ...
 3 năm trước
 427 Lượt xem
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 640 Lượt xem
Tin liên quan
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây