1

Giấc ngủ trong thai kỳ - Bệnh viện Từ Dũ

Thai càng lớn, mẹ bầu càng khó có được giấc ngủ ngon bởi bị quấy rầy bởi nhu cầu đi tiểu giữa đêm, rồi chuột rút, ợ nóng, rồi những suy nghĩ lo lắng miên man… Và với chiếc bụng nặng nề chứa em bé ngày càng năng vận động bên trong, thì ngay cả việc tìm một tư thế nằm thoải mái cũng đã trở nên là điều bất khả thi.

Tầm quan trọng của giấc ngủ

  • Giấc ngủ rất cần thiết để cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục. Đó là lúc bộ não bạn sắp xếp, dọn dẹp cơ sở dữ liệu thần kinh, giúp bạn cảm thấy sảng khoái, suy nghĩ rõ ràng hơn.
  • Khi ngủ, các mạch máu sẽ tự phục hồi – một điều đặc biệt quan trọng, bởi chúng phải chịu áp lực gia tăng từ lưu lượng máu tăng thêm để nuôi dưỡng em bé.
  • Giấc ngủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, gia tăng hormone tăng trưởng giúp bé phát triển.

Vì vậy, ngay cả khi rất khó để có được một giấc ngủ ngon, thì bạn cũng hãy ưu tiên dành ít nhất bảy – tám tiếng một đêm cho giấc ngủ.

Làm sao để ngủ ngon hơn trong thai kỳ?

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn:

  • Điều chỉnh lại đồng hồ sinh học: bằng cách đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày. Hãy cố gắng tuân thủ theo lịch đó dù bạn bị “quyến rũ” thức trễ hơn với những hoạt động vui chơi khác vào cuối tuần.
  • Thư giãn trước khi ngủ: tránh những hoạt động nặng hay căng thẳng trước khi đi ngủ như tính toán sổ sách, sử dụng máy tính, xem phim hành động, tập thể dục nặng… Thay vào đó, bạn có thể ngồi thiền, hít thở sâu, ngâm chân nước ấm, hay tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Phòng ngủ dễ chịu: bạn thường cảm thấy nóng nực hơn khi mang thai, nên một căn phòng mát mẻ, gọn gàng với chăn mịn, gối êm sẽ giúp bạn thư thái, giấc ngủ từ đó cũng đến dễ dàng hơn. Nếu ánh sáng hay tiếng ồn làm phiền bạn, hãy dùng màn chắn sáng hoặc sử dụng nút tai.
  • Tập thể dục: duy trì tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên có thể giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu dẫn đến khó ngủ của thai kỳ như chuột rút, đầy bụng, khó tiêu… Đi bộ, bơi lội hay yoga là những môn vận động tuyệt vời khi mang thai. Lưu ý không tập quá sức, và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ đối với những hoạt động thể dục của bạn.
  • Tư thế ngủ: Các chuyên gia cho rằng nằm nghiêng sang bên trái giúp tăng lưu lượng máu tới thai nhi. Khi nằm nghiêng, hãy kê một chiếc gối nhỏ bên dưới bụng, một chiếc gối khác giữa hai chân để bạn cảm thấy thoải mái hơn. Tuy vậy, tư thế ưu tiên nhất vẫn là tư thế giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất, không mỏi, không khó thở và ngủ ngon giấc.
  • Từ bỏ thuốc lá và rượu bia: đây là những thứ có hại cho cả bạn lẫn bé. Nicotin trong thuốc lá làm tăng nhịp tim, khiến bạn cảm thấy tỉnh táo, khó dỗ giấc ngủ. Đồng thời, hút thuốc lá khiến bạn có nhiều khả năng bị các vấn đề về hô hấp. Rượu có thể làm bạn buồn ngủ nhanh, nhưng lại có nguy cơ khiến bạn rối loạn giấc ngủ và tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.
  • Kiểm soát lo âu: mang thai mang lại thay đổi lớn không những về thể xác, mà còn về tinh thần của bạn. Những vui mừng, háo hức xen lẫn hồi hộp, lo lắng khiến bạn thao thức.
  • Hãy chia sẻ những nỗi lo ấy với người bạn tin tưởng, hoặc viết chúng ra giấy để được giải tỏa. Ngoài ra, càng hiểu biết về mang thai và sinh nở sẽ giúp bạn càng cảm thấy tự tin hơn, nên hãy dành thời gian tham gia các lớp học tiền sản hoặc đọc sách để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân.

Những giấc ngủ ngắn vào ban ngày

Ngủ ít không hề tốt chút nào đối với các mẹ bầu. Thiếu ngủ vào những tuần cuối thai kỳ có thể khiến bạn phải trải qua quá trình chuyển dạ dài hơn, tăng nguy cơ sinh mổ. Điều này là bởi cơ thể bạn không đủ khỏe khoắn để đáp ứng được những đòi hỏi nặng nề của việc chuyển dạ.

Vì vậy, nếu bạn không ngủ đủ vào ban đêm, hãy nghỉ ngơi hoặc chợp mắt khi có thể vào ban ngày để cảm thấy sảng khoái hơn. Hãy lắng nghe cơ thể bạn để thu xếp thời gian ngủ phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân và em bé.

 Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Uống bổ sung viên omega3 trong thai kỳ thế nào?

Năm nay em 34 tuổi, đang mang thai bé thứ 2 được 17 tuần. Buổi sáng, em đang uống 1v canxi và buổi trưa 1v sắt thì được bạn đi Nauy về tặng 2 hộp Omega 3 của hãng Biopharmar. Vậy, nếu em uống thêm viên omega 3 kể trên thì có được không và liều dùng thế nào cho đúng ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  467 lượt xem

Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?

Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  520 lượt xem

Lỡ uống 1 viên Fluconazol 150mg trong tuần thai kỳ?

Em bị nấm, do không biết mình đã mang thai nên ngay trong tuần đầu của thai kỳ, em đã uống duy nhất 1 viên Fluconazol 150mg. Nay, thai đã được gần 6 tuần, nhưng em rất lo - Liệu 1 viên thuốc đó có gây tác hại gì cho em bé không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1798 lượt xem

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3273 lượt xem

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1271 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 708 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 960 Lượt xem
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:16
Đồng hành cùng mẹ bầu Đinh Thị Thắm trong hành trình vượt cạn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click để XEM NGAY livestream để đồng hành cùng chị Thắm trong hành trình chào đón con yêu này nhé! xem thêm
 3 năm trước
 738 Lượt xem
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! 02:58
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé!
Với gia đình chị Vân Anh, Tết 2021 đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ hơn bao giờ hết bởi con trai Trung Quân bị viêm phế quản với triệu chứng sốt cao...
 3 năm trước
 478 Lượt xem
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 791 Lượt xem
NGHẸT THỞ SẢN PHỤ VƯỢT CẠN THÀNH CÔNG TRONG TÌNH TRẠNG RAU TIỀN ĐẠO TRUNG TÂM, THAI NGÔI NGANG VÀ SINH MỔ LẦN 3 NGHẸT THỞ SẢN PHỤ VƯỢT CẠN THÀNH CÔNG TRONG TÌNH TRẠNG RAU TIỀN ĐẠO TRUNG TÂM, THAI NGÔI NGANG VÀ SINH MỔ LẦN 3 02:27
NGHẸT THỞ SẢN PHỤ VƯỢT CẠN THÀNH CÔNG TRONG TÌNH TRẠNG RAU TIỀN ĐẠO TRUNG TÂM, THAI NGÔI NGANG VÀ SINH MỔ LẦN 3
 Vừa qua, Ths.Bs. Thầy thuốc ưu tú Bùi Xuân Quyền cùng ekip khoa sản bệnh viện Hồng Ngọc đã tiếp nhận trường hợp chị Thanh Hương 27 tuổi, mang...
 3 năm trước
 668 Lượt xem
Tin liên quan
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây