1

Đột quỵ/Tai biến: Bệnh lý mạch máu não nguy hiểm nhất - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tai biến mạch máu não

  • Là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch).
  • Tùy mức độ người bệnh gặp phải, các bác sĩ sẽ có hướng can thiệp bằng thuốc điều trị tai biến mạch máu não hoặc các biện pháp phẫu thuật khác.
  • Xảy ra đột ngột, gây tử vong cao và để lại di chứng nặng nề.
  • Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc can thiệp khi bệnh đã xảy ra bằng các thuốc trị đột quỵ hoặc các phương pháp phẫu thuật rất tốn kém và khó khăn, chưa kể người bệnh khó hồi phục hoàn toàn. 

Phân loại

Nhồi máu não (chiếm 85%):

  • Nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch não.
  • Tình trạng bít tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.

Xuất huyết não (chiếm 15%):

  • Bệnh xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não
  • Phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh…

Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi tác:  Tuổi cao (khả năng bị đột quỵ gia tăng theo tuổi, đặc biệt ở người trên 60 tuổỉ), nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Bệnh mãn tính:  Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tim mạch (đặc biệt là rung nhĩ, bệnh mạch vành, bệnh van tim).
  • Lối sống không lành mạnh:  Lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, béo phì, ít vận động, stress, mất ngủ… 

Dấu hiệu

  • Khuôn mặt:  dấu hiệu dễ nhận thấy là mặt bệnh nhân bị méo, có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới. 
  • Tay:  diễn tiến từ từ như tê mỏi một bên tay; vụng về trong những thao tác, công việc quen thuộc; cũng có thể ở chân như đi dễ bị vấp té; bước đi khó khăn hoặc nặng nề hơn bình thường; nhấc chân không lên hoặc dễ bị rơi dép…
  • Lời nói:  một số người đột quỵ nói khó, nói đớ hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê
  • Thời gian:  đột quỵ là bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt “thời gian vàng” cấp cứu trong 3 tiếng đầu sau khi có dấu hiệu bệnh. 

Phương pháp dự phòng

  • Chủ động thay đổi lối sống
  • Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, tránh mất ngủ, căng thẳng, stress.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (hạn chế chất béo, ngọt, đường, bột, thức ăn nhiều mắm muối; nên ăn nhiều rau, củ, trái cây).
  • Vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30 60 phút mỗi ngày, 4 5 lần/tuần).
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích, không hút thuốc lá…

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. 02:26
Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Khoảng 200.000 người Việt sẽ thoát khỏi nguy cơ đột quỵ mỗi năm, hơn 50% trong số đó có thể tránh "đột tử" và 90% bệnh nhân không phải sống chung...
 3 năm trước
 808 Lượt xem
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây