1

Định nghĩa và phân độ thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào do các nguyên nhân như mất máu, bệnh lý tan máu hoặc rối loạn quá trình tạo máu trong cơ thể. Phân độ thiếu máu có 3 mức: thiếu máu nhẹ, thiếu máu vừa và thiếu máu nặng dựa trên lượng huyết sắc tố của bệnh nhân.

1. Thiếu máu là gì?

 

Thiếu máu theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới) là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại dẫn tới sự thiếu cung cấp oxy cho các mô trong cơ thể. Tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi mà người bệnh được xác định thiếu máu dựa trên các mức sau:

  • Đối với nam giới: Hb < 13 g/dl (130 g/l)
  • Đối với nữ giới: Hb < 12 g/dl (120 g/l)
  • Đối với người lớn tuổi: Hb < 11 g/dl (110 g/l)

Khi bị thiếu máu người bệnh sẽ có một số biểu hiện như:

  • Da xanh xao, niêm mạc nhạt
  • Ù tai, hoa mắt, chóng mắt, ngất
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa
  • Hay hồi hộp, nhịp tim nhanh, dễ mệt
  • Rối loạn hệ nội tiết, nữ có thể vô kinh
Định nghĩa và phân độ thiếu máu
Thiếu máu gây rối loạn hệ nội tiết nữ có thể đẫn tới vô kinh, vô sinh

2. Phân loại thiếu máu như thế nào?

 

Có 4 cách phân loại thiếu máu phụ thuộc vào mức độ, diễn biến, nguyên nhân thiếu máu và đặc điểm hồng cầu như sau

2.1 Mức độ thiếu máu

Đối với trường hợp mất máu cấp, phân độ thiếu máu sẽ dựa vào tốc độ mất máu và sự thay đổi huyết động học. Cụ thể là mất trên 15% lượng máu (500ml) được xem là thiếu máu mức độ nặng.

Đối với thiếu máu mạn tính, phân độ dựa trên số lượng Hemoglobin đo được trong máu như sau:

  • Mức độ 1: 10 g/dl ≤ Hb < 12 g/dl
  • Mức độ 2: 8 g/dl ≤ Hb < 10 g/dl
  • Mức độ 1: 6 g/dl ≤ Hb < 8 g/dl
  • Mức độ 1: Hb < 6 g/dl
  • Bên cạnh đó mức độ thiếu máu còn được chia theo từng đối tượng dựa trên bảng đánh giá mức độ thiếu máu sau:
Định nghĩa và phân độ thiếu máu

 

2.2 Diễn tiến thiếu máu

  • Thiếu máu cấp: thiếu máu xuất hiện nhanh, trong thời gian ngắn
  • Thiếu máu mạn: thiếu máu xuất hiện chậm, từ từ và tăng dẫn trong nhiều tháng

2.3 Nguyên nhân thiếu máu

  • Thiếu máu do mất máu: các yếu tố bên trong và ngoài cơ thể gây tổn thương như tai nạn chấn thương, rong kinh hoặc xuất huyết dạ dày.
  • Thiếu máu do tan máu: là tình trạng các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn là được tạo ra do các nguyên nhân như bệnh Thalassemia, ung thư máu, dùng thuốc chống sốt rét,...
  • Thiếu máu do rối loạn quá trình tạo máu: các bệnh lý tủy xương là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu như: suy tủy xương, rối loạn tủy xương hoặc ung thư máu.

2.4 Đặc điểm hồng cầu

  • Dựa vào MCV: phân loại được thiếu máu hồng cầu nhỏ hoặc to
  • Dựa vào MCH (hemoglobin trung bình hồng cầu): phân loại được thiếu máu nược sắc hay ưu sắc

3. Phương pháp điều trị thiếu máu


Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra thiếu máu mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc chung để điều trị thiếu máu như sau:

  • Xác định và điều trị theo nguyên nhân, phối hợp điều trị nguyên nhân và truyền bù khối hồng cầu;
Định nghĩa và phân độ thiếu máu
Xét nghiệm huyết sắc tố - điều trị truyền bù khối hồng cầu

 

  • Dựa vào các xét nghiệm huyết sắc tố và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định số lượng truyền bù khối hồng cầu;
  • Duy trì lượng huyết sắc tố tối thiểu từ 80 g/l (những trường hợp có bệnh lý tim, phổi mạn tính nên duy trì từ 90 g/l).

Thiếu máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện ra bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 831 Lượt xem
Tin liên quan
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Liều lượng sắt cần bổ sung khi bị thiếu máu
Liều lượng sắt cần bổ sung khi bị thiếu máu

Bổ sung sắt hàng ngày là biện pháp để kiểm soát tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Có thể tăng lượng sắt cho cơ thể bẳng cách ăn nhiều thực phẩm giàu sắt hoặc dùng chế phẩm bổ sung sắt.

Thèm nhai đá có thể là dấu hiệu thiếu sắt
Thèm nhai đá có thể là dấu hiệu thiếu sắt

Thèm nhai đá có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt và hội chứng pica.

Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?
Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?

Một trong các biện pháp để điều trị thiếu máu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bị thiếu máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây