1

Dinh dưỡng với bệnh sâu răng - Bệnh viện Bạch Mai

Yếu tố gây bệnh sâu răng

1. Đường và thực phẩm có đường:

Đường saccarose là loại đường gây sâu răng nhiều nhất, sau đó là các loại thông dụng trong chế độ ăn hàng ngày khác như glucose, fructose, maltose. Vì vậy sẽ không ích lợi nhiều nếu thay đường saccarose bằng các loại đường kể trên trong mục đích giảm khả năng gây sâu răng.

Carbohydrat dễ lên men như các loại đường saccarose, glucose, fructose, maltose, lactose có trong mật ong, mật vàng, mật mía, trái cây tươi, khô hoặc đóng hộp, nước ngọt... đều là những món ăn ưa thích của vi khuẩn.

Chỉ một chút đường trong bánh kẹo cũng làm cho các món ăn này dính lâu trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng của vi khuẩn.

2. Tinh bột:

Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tinh bột có ít nguy cơ gây sâu răng. Những người có chế độ ăn nhiều tinh bột/ít các đường nói chung có mức sâu răng thấp, trong khi những người tiêu thụ các chế độ ăn ít tinh bột/ nhiều đường có mức sâu răng cao.

Bản chất không đồng nhất của tinh bột ( đó là mức độ tinh chế, nguồn gốc thực vật, thô hay được nấu ) là đặc biệt thích hợp khi đánh giá khả năng gây sâu răng tiềm tàng của nó.

Một vài thử nghiệm cho thấy rằng tinh bột thô có khả năng gây sâu răng thấp. Tinh bột được nấu chín có tính gây sâu răng bằng một phần ba hoặc một nửa khả năng gây sâu răng của saccarose. Tuy nhiên hỗn hợp tinh bột và saccarose có tiềm năng gây sâu răng nhiều hơn một mình tinh bột.

3. Thuốc dùng cho trẻ em có đường:

  • Hầu hết thuốc kháng sinh, vitamin, xirô ho.... cho trẻ em  dưới dạng dung dịch và đa số chứa một lượng lớn đường.
  • Khi dùng thường xuyên trong thời gian dài những thuốc này có thể gây hoặc gia tăng tốc độ sâu răng.

4. Sự ăn mòn răng:

  • Là sự mất mô cứng của răng tiến triển không thể đảo ngược mà trong đó mô cứng của răng bị ăn mòn hoá học từ bề mặt răng do các acid ngoại sinh hoặc nội sinh với một quá trình không có mặt của vi khuẩn.
  • Các acid ngoại sinh trong chế độ ăn bao gồm acid citric, acid phospholic, acid ascorbic, acid malic, acid tartaric, acid carbonic đã được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và nước ép trái cây, đồ uống có ga và dấm.
  • Sự ăn mòn trong trường hợp nặng có thể dẫn đến phá huỷ toàn bộ răng. Các nghiên cứu đã cho thấy thường xuyên uống nước ép hoa quả, đồ uống có ga ( kể cả đồ uống thể thao ), dưa chua ( có dấm ), các loại trái cây giống cam quýt và quả mọng sự ăn mòn răng tăng.

5. Sâu răng do bú bình:

Là dạng sâu răng do nuôi dưỡng đưa đến. Hầu hết những trường hợp này đều bú bình lúc đi ngủ hoặc vào giường với bình sữa cho đến khi ngủ.  Có khi bà mẹ quá chiều trẻ hoặc không chịu được trẻ quấy khóc ban đêm nên vẫn cho trẻ tiếp tục ngậm bình trong khi ngủ.

Lời khuyên về chế độ ăn

1. Đường bột:

  • Khuyến cáo mức tiêu thụ đường tự do < 10kg/người/năm( trung bình khoảng 500g/người/tháng) giảm đáng kể tỉ lệ sâu răng. Hiện nay các chất ngọt không phải đường thay thế được dùng ngày càng nhiều đặc biệt trong công nghiệp bánh kẹo và thức uống giải khát, cả trong kẹo cao su...
  • Các loại ngọt đậm và xylitol không gây sâu răng, trong khi các loại ngọt ít hơn có thể được vi khuẩn mảng bám chuyển hoá nhưng với tốc độ rất chậm, các loại này có thể xem như an toàn, vài chất ngọt đã được cho phép dùng.

Thuốc dùng cho trẻ em cũng nên cho các chất ngọt thay thế đường sẽ giảm tỉ lệ sâu răng cho trẻ.

2. Dùng nguồn thức ăn giàu canxi, vitamin D:

Có trong sữa, rau quả xanh, cá, phomat... giúp chống rụng răng và loãng xương ở người lớn tuổi.

Mặc dù ở nước ta thói quen ăn phomat chưa phổ biến nhưng đây là nguồn giàu chất canxi, khi ăn phomat, canxi sẽ được giải phóng, bám vào bề mặt răng và có tác dụng phục hồi bề mặt răng chống lại sự tấn công của acid gần như ngay lập tức.

3. Rau quả:

Ăn những loại thực phẩm không gây hại cho răng: như dưa chuột, bắp cải, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, củ cải, cà rốt, dưa gang, rau riếp... giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi, chỉ nên ăn 200g/bữa nếu ăn nhiều sẽ gây táo bón, khi ăn nên nhai kỹ.

Loại thực phẩm hại cho răng:  như chuối, chà là, nho, cà chua, đậu hà lan, quả vả, sung, táo ngọt, quả lựu, cam, quýt, quất, me chua...do chứa nhiều carbohydrate nhưng cũng không nên đoạn tuyệt vì chúng cũng có nhiều yếu tố có lợi cho răng miệng như làm sạch và chứa flurua.

Ta có thể dùng xen kẽ loại thực phẩm gây sâu răng với thực phẩm không gây sâu răng thì sẽ tốt hơn.

Ví dụ:

  • Ăn bánh ga-tô dính răng sau đó lại nhai miếng phomat thuỵ sỹ thì sạch miệng mau hơn.
  • Sữa có nhiều canxi, phospho nên có tác dụng trung hoà với thực phẩm dễ gây sâu răng như đường.
  • Thức ăn tinh bột trắng ( bột loại bỏ nhiều lớp vỏ bám bên ngoài của hạt ngũ cốc ) thì làm cho đường và acid bám chắc vào răng.

Vì thế  trong bữa ăn hàng ngày ta nên xen kẽ các thức ăn tinh, thô với các thức ăn có nhiều chất xơ (xenlulose) sẽ làm cho răng chắc khoẻ và sạch răng.

Nhằm hạn chế tối đa sự xuất hiện của bệnh ăn mòn răng, số lượng và tần xuất đồ uống có ga và nước ép trái cây cần được giới hạn.

4. Những chị em khi có thai và nuôi con bú:

Cần ăn uống đủ dinh dưỡng, canxi, vitamin D để giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi, vì thiếu nó xương răng sẽ bị thiếu canxi, răng dễ bị hỏng trẻ nhỏ phải chịu nhiều hậu quả như suy dinh dưỡng, còi xương, mầm răng xấu....

5.Trẻ em:

  • Đối với trẻ em răng sữa liên quan đặc biệt tới sự tăng trưởng của hàm răng khôn sau này. Răng sữa giúp cho trẻ nhai thực phẩm, giữ cho hàm ở vị trí tốt cho răng vĩnh viễn vì thế cần phải chăm sóc răng cẩn thận.
  • Trẻ nhỏ cho bé uống sữa, nước hoa quả, nước lọc bằng cách đổ thìa, trẻ lớn  nên dùng bằng cốc.
  • Không cho trẻ uống nước hoa quả, sữa... bằng bình vì uống nước hoa quả bằng bình sẽ kéo dài thời gian răng bé tiếp xúc với đường và các acid từ hoa quả.
  • Không nên cho bé ngậm vú giả nhúng vào các chất ngọt như mật ong, mứt hay nước si rô ngọt.
  • Tránh cho trẻ ăn đồ ngọt suốt cả ngày, giới hạn lượng đồ ngọt và chỉ cho phép bé ăn trong thời gian bữa chính.

6. Vệ sinh răng miệng nói chung cần có:

  • Súc miệng sau khi ăn hoặc uống đồ ngọt, có thể dùng dung dịch TB, chlorexedine...
  • Đánh răng mỗi ngày 2 lần nhất là sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ, dùng kem đánh răng có fluoride.
  • Không nên đánh răng ngay sau khi ăn và uống nước trái cây. Lúc này lớp men răng sẽ mềm hơn dưới tác dụng của acid hữu cơ trong rau và trái cây, bàn chải sẽ làm mài mòn men răng vì thế nên đợi khoảng 30 phút, nước bọt sẽ phục hồi và cân bằng chất khoáng của răng rồi hãy làm sạch chúng bằng bàn chải.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Cà chua là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene chính trong chế độ ăn uống. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe
Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Ăn cà rốt giúp làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe của mắt. Ngoài ra, loại củ này còn có ích cho việc giảm cân.

Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe

Thịt bò nạc rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt và kẽm. Do đó, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải là một điều được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất và là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật cần thiết cho cơ thể.

Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hầu hết các chất mà cơ thể cần và ngoài ra còn có nhiều lợi ích như hỗ trợ giảm cân, bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây