1

Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) như thế nào?

Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể không giúp bạn khỏi bệnh hoàn toàn nhưng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng để gia tăng chất lượng cuộc sống. Điều trị có thể bao gồm các phương pháp không sử dụng thuốc, hỗ trợ tâm lý và sử dụng một số thuốc để cải thiện triệu chứng.

1. Chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

 

Các bước để giúp chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể bao gồm:

  • Đánh giá tâm lý: Bao gồm thảo luận về suy nghĩ, cảm xúc, triệu chứng và mô hình hành vi của bạn để xác định xem bạn có bị ám ảnh hoặc một hành vi cưỡng chế nào đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hay không. Hoặc nếu có sự cho phép, bác sĩ có thể nói chuyện với gia đình hoặc bạn bè của bạn.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán OCD. Bác sĩ của bạn có thể sử dụng các tiêu chí trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM-5), được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.
  • Khám sức khỏe. Việc làm này được thực hiện để giúp loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn và để kiểm tra bất kỳ biến chứng liên quan nào.

Đôi khi, rất khó để chẩn đoán OCD vì các triệu chứng có thể tương tự như các triệu chứng của rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn sức khỏe tâm thần khác. Bạn cũng có thể bị cả OCD và một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần khác cùng lúc. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để có thể được chẩn đoán và điều trị theo cách thích hợp.

2. Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

 

Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể không chữa khỏi nhưng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng để chúng không chi phối cuộc sống hàng ngày của bạn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của OCD, một số người có thể cần điều trị lâu dài, liên tục hoặc chuyên sâu hơn.

Hai phương pháp điều trị chính cho OCD là liệu pháp tâm lýthuốc. Thông thường, điều trị hiệu quả nhất là khi kết hợp những phương pháp này.

2.1. Tâm lý trị liệu

 

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), một loại liệu pháp tâm lý, có hiệu quả đối với nhiều người bị OCD. Phòng ngừa phơi nhiễm và phản ứng (ERP), một thành phần của liệu pháp CBT là việc bạn phải dần dần tiếp xúc với đối tượng hoặc nỗi ám ảnh đáng sợ, chẳng hạn như bụi bẩn và bạn phải học cách chống lại sự thôi thúc thực hiện các “nghi thức” cưỡng chế của mình. ERP cần sự nỗ lực và hành động quyết liệt. Tuy khó khăn nhưng kết quả là bạn có thể tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn khi bạn học được cách quản lý những ám ảnh và sự cưỡng chế của mình.

Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) như thế nào?
Liệu pháp nhận thức hành vi là một phương pháp điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

2.2. Điều trị thuốc

 

Một số loại thuốc tâm thần có thể giúp kiểm soát những ám ảnh và cưỡng chế của OCD. Thông thường, thuốc chống trầm cảm sẽ được thử trước.

Thuốc chống trầm cảm được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị OCD bao gồm:

  • Clomipramine (Anafranil) cho người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên.
  • Fluoxetine (Prozac) dành cho người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.
  • Fluvoxamine cho người lớn và trẻ em từ 8 tuổi trở lên.
  • Paroxetine (Paxil, Pexeva) chỉ dành cho người lớn.
  • Sertraline (Zoloft) dành cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm và cả thuốc điều trị tâm thần khác.

Dưới đây là một số vấn đề cần thảo luận với bác sĩ về thuốc điều trị OCD:

  • Lựa chọn một loại thuốc phù hợp. Nói chung, mục tiêu là kiểm soát hiệu quả các triệu chứng ở liều lượng thấp nhất có thể. Không có gì lạ nếu bạn phải thử nhiều loại thuốc trước khi tìm được loại có tác dụng tốt nhất. Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả. Có thể sẽ mất vài tuần đến vài tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc để bạn có thể nhận thấy sự cải thiện các triệu chứng.
  • Phản ứng phụ. Tất cả các loại thuốc điều trị tâm thần đều có tác dụng phụ tiềm ẩn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các tác dụng phụ có thể xảy ra và sự cần thiết phải theo dõi sức khỏe khi dùng thuốc tâm thần. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ đáng lo ngại.
  • Nguy cơ tự sát. Hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm nói chung là an toàn nhưng FDA yêu cầu tất cả các loại thuốc chống trầm cảm phải có “cảnh báo hộp đen”, cảnh báo nghiêm ngặt nhất đối với các đơn thuốc. Trong một số trường hợp, trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi có thể gia tăng suy nghĩ hoặc hành vi tự sát khi dùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi bắt đầu hoặc khi thay đổi liều lượng. Nếu có ý định tự tử, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn hoặc nhận trợ giúp khẩn cấp. Hãy nhớ rằng, thuốc chống trầm cảm có nhiều khả năng làm giảm nguy cơ tự tử về lâu dài bằng cách cải thiện tâm trạng.
  • Tương tác với các chất khác. Khi dùng thuốc chống trầm cảm, hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, thảo dược hoặc các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng. Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể làm cho một số loại thuốc khác kém hiệu quả hơn và gây ra các phản ứng nguy hiểm khi kết hợp với chúng.
  • Ngừng thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm không được coi là chất gây nghiện nhưng đôi khi sự phụ thuộc về thể chất (khác với chứng nghiện) có thể xảy ra. Vì vậy, việc ngừng điều trị đột ngột hoặc bỏ lỡ một vài liều có thể gây ra các triệu chứng giống như cai thuốc, đôi khi được gọi là hội chứng ngưng thuốc. Đừng ngừng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ, ngay cả khi bạn đang cảm thấy tốt hơn, bạn cũng có thể bị tái phát các triệu chứng OCD. Hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ để giảm liều dần dần và an toàn.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn về những rủi ro và lợi ích của việc sử dụng các loại thuốc cụ thể.

2.3. Các phương pháp điều trị khác

 

Đôi khi, liệu pháp tâm lý và thuốc không đủ hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng OCD. Trong những trường hợp kháng điều trị, các lựa chọn khác có thể được cung cấp như:

  • Các chương trình điều trị nội trú và ngoại trú chuyên sâu. Các chương trình điều trị toàn diện tập trung vào các nguyên tắc trị liệu ERP có thể hữu ích cho những người bị OCD, những người đang vật lộn với khả năng hoạt động do mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của họ. Các chương trình này thường sẽ kéo dài vài tuần.
  • Kích thích não sâu (DBS). DBS được FDA chấp thuận để điều trị OCD ở người lớn từ 18 tuổi trở lên, những người không đáp ứng với các phương pháp điều trị truyền thống. DBS liên quan đến việc cấy các điện cực vào một số vùng nhất định của não bạn. Các điện cực này tạo ra các xung điện có thể giúp điều chỉnh các xung bất thường.
  • Kích thích từ xuyên sọ (TMS). FDA đã phê duyệt một thiết bị cụ thể (BrainsWay Deep Transcranial Magnetic Stimulation) để điều trị OCD ở người lớn từ 22 đến 68 tuổi khi các phương pháp điều trị truyền thống không hiệu quả. TMS là một thủ thuật không xâm lấn sử dụng từ trường để kích thích các tế bào thần kinh trong não để cải thiện các triệu chứng của OCD. Trong một phiên TMS, một cuộn dây điện từ được đặt vào da đầu gần trán của bạn. Nam châm điện cung cấp một xung từ tính kích thích các tế bào thần kinh trong não của bạn.

3. Điều chỉnh lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà

 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một tình trạng mãn tính, có nghĩa là nó có thể không bao giờ khỏi. Mặc dù bạn điều trị OCD với sự giám sát của bác sĩ, bạn cũng có thể tự làm một số thứ để xây dựng kế hoạch điều trị của mình:

  • Thực hành những gì bạn học được. Làm việc với chuyên gia tâm thần của bạn để xác định các kỹ thuật và kỹ năng giúp kiểm soát các triệu chứng và thực hành chúng thường xuyên.
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn. Ngay cả khi bạn đang cảm thấy khỏe mạnh, đừng ngưng thuốc đột ngột. Nếu bạn dừng lại, các triệu chứng OCD có khả năng sẽ quay trở lại.
  • Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo. Bạn và bác sĩ của bạn có thể đã xác định những vấn đề có thể gây ra các triệu chứng OCD. Hãy lập kế hoạch để biết mình phải làm gì nếu các triệu chứng quay trở lại. Liên hệ với bác sĩ hoặc nhà trị liệu nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong các triệu chứng hoặc cảm giác của mình.
  • Kiểm tra trước khi dùng các loại thuốc khác. Liên hệ với bác sĩ đang điều trị OCD cho bạn trước khi bạn dùng thuốc do bác sĩ khác kê đơn hoặc trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào, vitamin, thảo dược hoặc các chất bổ sung khác để tránh các tương tác có thể xảy ra.
Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) như thế nào?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần điều trị bằng cách uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Đối diện với OCD và các phương pháp hỗ trợ

 

Đối phó với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể là một thử thách. Thuốc có thể có những tác dụng phụ không mong muốn và bạn có thể cảm thấy xấu hổ hoặc tức giận khi mắc phải một tình trạng cần điều trị lâu dài. Dưới đây là một số cách để giúp đối phó với OCD:

  • Tìm hiểu về OCD. Tìm hiểu về tình trạng của bạn có thể tiếp thêm sức mạnh cho bạn và thúc đẩy bạn kiên trì với kế hoạch điều trị của mình.
  • Tập trung vào mục tiêu của bạn. Hãy ghi nhớ mục tiêu phục hồi của bạn và nhớ rằng phục hồi sau OCD là một quá trình liên tục.
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ. Tiếp cận với những người khác cũng đang phải đối mặt với những thách thức tương tự có thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ và giúp bạn đối phó với những thách thức.
  • Làm những thứ lành mạnh. Khám phá những cách lành mạnh có thể truyền năng lượng cho bạn, chẳng hạn như các hoạt động giải trí, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc.
  • Học thư giãn và quản lý căng thẳng. Ngoài điều trị chuyên nghiệp, các kỹ thuật quản lý căng thẳng như thiền, tưởng tượng, thư giãn cơ, xoa bóp, hít thở sâu, yoga hoặc thái cực quyền có thể giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng.
  • Gắn bó với các hoạt động thường ngày của bạn. Hãy cố gắng không tránh các hoạt động có ý nghĩa. Đi làm hoặc đi học như bạn vẫn thường làm. Dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Đừng để OCD cản trở cuộc sống của bạn.

5. Chuẩn bị cho các lần khám với bác sĩ

 

Vì rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt, bạn có thể được giới thiệu đến chuyên gia sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học, để được đánh giá và điều trị.

Để chuẩn bị cho cuộc hẹn, hãy nghĩ về nhu cầu và mục tiêu điều trị của bạn. Hãy lập danh sách:

  • Bất kỳ triệu chứng nào bạn nhận thấy, bao gồm các loại ám ảnh và cưỡng chế mà bạn đã trải qua và những điều bạn có thể đang tránh vì quá lo lắng.
  • Bất kỳ căng thẳng lớn nào, những thay đổi trong cuộc sống gần đây của bạn và các triệu chứng tương tự (nếu có) ở các thành viên trong gia đình bạn.
  • Tất cả các loại thuốc, vitamin, thuốc thảo dược hoặc các chất bổ sung khác mà bạn đang sử dụng và liều lượng.
  • Các câu hỏi để hỏi bác sĩ hoặc nhà trị liệu của bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Tin liên quan
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây