1

Điều trị hẹp động mạch thận - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Những biện pháp điều trị áp dụng trong bệnh động mạch thận

1.1. Điều trị thuốc

  • Thường sử dụng thuốc ức chế men chuyển, kết hợp với thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn bêta, các thuốc ức chế canxi đôi khi cũng được dùng.
  • Tăng huyết áp thường được kiểm soát tốt bằng việc phối hợp thuốc trong đa số các trường hợp.
  • Chú ý rằng việc dùng thuốc, đặc biệt là thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển có thể làm mất tính tự điều hoà của thận, làm giảm lọc cầu thận, cho nên cần phải kiểm tra chức năng thận một cách đều đặn khi dùng nhóm thuốc này. Trong trường hợp hẹp động mạch thận 2 bên thì nhóm thuốc ức chế men chuyển bị chống chỉ định.

1.2. Điều trị phẫu thuật

  • Với mục đích loại trừ tổn thương động mạch hoặc những hậu quả thiếu máu.
  • Có thể can thiệp bằng cách bóc tách lớp nội mạc, bắt cầu nối động mạch hoặc cắt trực tiếp đoạn tổn thương tuỳ theo vị trí, mức độ tổn thương cũng như tình trạng suy thận để quyết định lựa chọn phương pháp.

1.3. Điều trị chỉnh hình mạch máu (angioplasty) qua da

  • Cho phép làm dãn chỗ động mạch bị hẹp. Đã được sử dụng gần 20 năm nay, ngày càng được áp dụng rộng rãi. Ưu điểm của phương pháp này là thủ thuật nhẹ nhàng, thời gian hậu phẫu ngắn, kết quả rất tốt.
  • Việc lựa chọn biện pháp điều trị nào thích hợp cho người bệnh cần nhắc đến độ tuổi của người bệnh, độ trầm trọng và vị trí của chỗ tắc, xơ vữa động mạch ở những nơi khác và hậu quả ảnh hưởng của tình trạng xơ vữa lên các tạng.
  • Trong trường hợp loạn sản mạch máu thận, thường gặp ở người trẻ, chỉnh hình mạch máu hoặc phẫu thuật là các phương pháp được chọn lựa vì thường cho kết quả tốt, cho phép chữa lành tăng huyết áp.
  • Trong những trường hợp xơ vữa động mạch, phẫu thuật hoặc chỉnh hình mạch máu cần phải cân nhắc kỹ vì những biến chứng, nhất là giảm chức năng thận đã có, việc đánh giá chức năng thận còn lại là yếu tố quyết định cho chọn lựa biện pháp điều trị.

2. Điều trị cụ thể của từng nguyên nhân

2.1. Những bệnh vi mạch huyết khối.

  • Điều trị nguyên nhân.
  • Dùng huyết tương tươi trong lúc lọc huyết tương.
  • Liệu pháp corticoid liều cao.
  • Tiên lượng sống phụ thuộc vào nguyên nhân, tỷ lệ tử vong khoảng 30 - 40%.

2.2. Xơ hoá mạch máu thận ác tính.

Đây là một điều trị cấp cứu. Mục đích

- Kiểm soát huyết áp: Điều trị thường sử dụng

  • Nicardipin tĩnh mạch (Loxen) 1 - 10mg/ giờ.
  • Labetalol tĩnh mạch (Trandate) 0.5 - 1 mg/ phút.
  • Và ức chế men chuyển bằng đường uống sau khi đã bình thường hoá thể tích.

- Kiểm soát thể tích máu: Đánh giá thể tích máu là cần thiết

  • Trong trường hợp giảm thể tích máu; Điều chỉnh nhanh bằng dung dịch nước muối sinh lý. Chống chỉ định dùng các thuốc lợi tiểu.
  • Trong suy thất trái, nên sử dụng thuốc lợi tiểu quai.

2.3. Thuyên tắc do tinh thể cholestérol

  • Điều trị triệu chứng là chính (ngừng chống đông, kiểm soát huyết áp, lọc máu).
  • Liệu pháp corticoid thường được sử dụng, nó làm gia tăng thời gian sống.
  • Tiên lượng nói chung là xấu: Tử vong trên 40% sau 6 tháng.

2.4. Viêm quanh động mạch dạng nút

  • Viêm quanh động mạch dạng nút không gắn liền với viêm gan virút: điều trị bằng corticoid đôi khi cần cyclophosphamid hoặc Azathioprine trong những thể nặng.
  • Trong trường hợp có liên quan với viêm gan virút B: điều trị kháng virut (Lamivudine) kết hợp với corticoid.

2.5. Xơ cứng bì

  • Gây thương tổn thận cấp: Tăng huyết áp ác tính với hội chứng tán huyết và tăng urê máu
  • Điều trị cấp cứu với hạ huyết áp đặc biệt là ức chế men chuyển.

2.6. Hẹp động mạch thận

- Hẹp do loạn sản xơ cơ: chỉnh hình mạch máu thận qua da là được chọn lựa. Cho phép chữa lành huyết áp trong 70 - 90% trường hợp. Hẹp trở lại là hiếm.

- Hẹp do xơ vữa: có 2 mục đích điều trị là: kiểm soát huyết áp và bảo tồn chức năng thận Sửa chữa lại động mạch thận bằng chỉnh hình hoặc phẫu thuật được chỉ định khi:

  • Thận kích thước > 8 cm ở phía có hẹp động mạch.
  • Tăng huyết áp nặng, đề kháng điều trị, với phù phổi, suy thận.
  • Hẹp trên 75% lòng động mạch thận.
  • Hẹp 2 bên hoặc 1 bên trên 1 thận độc nhất.

2.7. Xơ hoá mạch máu thận lành tính

  • Điều trị tăng huyết áp: Cần thiết kết hợp 2 thuốc, trong đó có một ức chế men chuyển (bảovệ thận)
  • Sửa chữa những yếu tố nguy cơ tim mạch.
  • Làm chậm tiến triển suy thận mạn: chú ý rằng điều trị tốt tăng huyết áp và thiếu máu (nếu có) là hai yếu tố chính giúp cho bệnh nhân giữ được chức năng thận một cách ổn định trong thời gian dài.
  • Điều trị những biến chứng của suy thận mạn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? 10:27
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Sỏi thận, tiết niệu là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh, và không phải người bệnh nào cũng tìm được...
 3 năm trước
 559 Lượt xem
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC 07:39
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC
”Từng tìm hiểu, theo dõi khá nhiều ca tán sỏi do bác sĩ Huyên thực hiện tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tôi thấy vô cùng yên tâm về đội ngũ bác sĩ cũng...
 3 năm trước
 640 Lượt xem
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC 07:38
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Điều trị sạch sỏi tiết niệu gây đau đớn mà không cần mổ, 24h xuất viện về nhà ngay?
 3 năm trước
 732 Lượt xem
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI 12:33
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI
Hôm nay hãy cùng Thu Cúc theo dõi 1 ca tán sỏi đặc biệt: Bệnh nhân có "cơ địa sỏi" với nhiều loại sỏi trong hệ tiết niệu đã lựa chọn đến với Thu...
 3 năm trước
 730 Lượt xem
CÔNG NGHỆ CAO "3 TRONG 1" - XỬ LÝ SỎI NIỆU ĐẠO, SỎI NIỆU QUẢN, XƠ HẸP NIỆU QUẢN CHỈ TRONG 1 LẦN ĐIỀU TRỊ CÔNG NGHỆ CAO "3 TRONG 1" - XỬ LÝ SỎI NIỆU ĐẠO, SỎI NIỆU QUẢN, XƠ HẸP NIỆU QUẢN CHỈ TRONG 1 LẦN ĐIỀU TRỊ 05:53
CÔNG NGHỆ CAO "3 TRONG 1" - XỬ LÝ SỎI NIỆU ĐẠO, SỎI NIỆU QUẢN, XƠ HẸP NIỆU QUẢN CHỈ TRONG 1 LẦN ĐIỀU TRỊ
Đối với một người mắc sỏi đa vị trí kèm xơ hẹp niệu quản (nhiều polyp) thì việc điều trị được cho là vô cùng phức tạp. Tuy nhiên với phác đồ điều...
 3 năm trước
 669 Lượt xem
Tin liên quan
Hẹp động mạch thận điều trị bằng cách nào?
Hẹp động mạch thận điều trị bằng cách nào?

Hẹp động mạch thận (renal artery stenosis) là tình trạng các động mạch mang máu đến thận bị hẹp lại. Các động mạch thận chịu trách nhiệm mang máu giàu oxy từ tim đến thận. Sau đó, thận lọc chất thải và nước dư thừa khỏi máu. Theo thời gian, hẹp động mạch thận có thể dẫn đến cao huyết áp, phù nề và tổn thương thận.

Các loại bệnh thận và cách điều trị, phòng ngừa
Các loại bệnh thận và cách điều trị, phòng ngừa

Thận là cơ quan có nhiệm vụ điều hòa độ pH cũng như các chất điện giải như natri, kali trong cơ thể và còn nhiều chức năng quan trọng khác. Có nhiều bệnh lý xảy ra với thận, mỗi bệnh lý có các triệu chứng và cách điều trị khác nhau.

Điều Trị Ung Thư Thận Bằng Phương Pháp Nút Mạch Khối U
Điều Trị Ung Thư Thận Bằng Phương Pháp Nút Mạch Khối U

Nút mạch khối u là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để chặn nguồn máu cung cấp đến khối u. Nút mạch khối u được sử dụng để điều trị cả u thận lành tính và u thận ác tính (ung thư). Phương pháp điều trị này còn dùng được cho cả những ca bệnh ung thư thận giai đoạn sau để kiểm soát các triệu chứng.

Bệnh thận do oxalat điều trị bằng cách nào?
Bệnh thận do oxalat điều trị bằng cách nào?

Một nguyên nhân hiếm gặp gây suy giảm chức năng thận là bệnh thận do oxalat. Bệnh thận do oxalat xảy ra do nhiều nguyên nhân, gồm có chế độ ăn có quá nhiều oxalat, viêm tụy mạn tính, vấn đề về tiêu hóa và phẫu thuật nối tắt dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây