1

Điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày

Giãn tĩnh mạch dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa cao, tuy tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch dạ dày thấp hơn so với giãn tĩnh mạch thực quản những tỷ lệ tử vong lại thường cao hơn. Chính vì vậy việc điều trị cần thực hiện sớm, giúp giảm nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

1.Tổng quan về giãn tĩnh mạch dạ dày

Giãn tĩnh mạch dạ dày là một trong những biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân có hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch dạ dày đổ vào tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo tràng trên, sau đó 2 tĩnh mạch này đổ về hệ thống tĩnh mạch cửa, chính vì vậy vì một nguyên nhân nào đó làm cho áp lực tĩnh mạch cửa tăng lên, làm cho tĩnh mạch dạ dày bị tăng áp lực và gây giãn dạ dày. Nếu mức độ giãn nhiều có thể dẫn tới vỡ tĩnh mạch dạ dày gây xuất huyết dạ dày nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Ở những bệnh nhân bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa thì tỷ lệ giãn vỡ tĩnh mạch dạ dày thấp hơn so với giãn tĩnh mạch thực quản nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn, nếu đã xuất huyết do giãn tĩnh mạch dạ dày thì tỷ lệ tử vong lên tới 14-45% tổng số ca.

Việc điều trị nhằm mục đích dự phòng nguy cơ xuất huyết do giãn tĩnh mạch dạ dày hoặc ở những bệnh nhân đã xuất huyết do vỡ tĩnh mạch dạ dày.

Điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày
Giãn tĩnh mạch dạ dày có thể gây xuất huyết dạ dày

2. Điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày

Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày như: Nút tắc tĩnh mạch giãn qua đường tĩnh mạch cửa bằng phương pháp chọc qua da, phẫu thuật tạo cầu nối (shunt) cửa - chủ,... Tuy nhiên các phương pháp này đều là phương pháp thường được áp dụng có hiệu quả trong các trường hợp xuất huyết tiêu hóa cao do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Đối với các trường hợp giãn vỡ tĩnh mạch dạ dày hiệu quả điều trị bằng các phương pháp này không được như mong muốn.

Dưới đây là một số phương pháp hay được sử dụng trong điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày:

2.1 Tạo thông cửa chủ qua da

 

Hiệu quả của phương pháp này là làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, tuy nhiên phương pháp này cho thấy hiệu quả với trường hợp giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết do giãn tĩnh mạch dạ dày lớn hơn so với giãn tĩnh mạch mạch dạ dày và tỷ lệ chảy máu tái phát khoảng 10-30%

Nhược điểm của phương pháp này bao gồm:

  • Nguy cơ tai biến nặng khi tạo thông.
  • Tỷ lệ lưu thông trên 24 tháng đạt từ 50-60%.
  • Tỷ lệ biến chứng hội chứng não gan từ 20-30%.
  • Ngoài ra hiệu quả của phương pháp này với giãn tĩnh mạch dạ dày chưa được thấy rõ.

2.2 Tiêm xơ qua nội soi

 

Phương pháp này đang được ứng dụng rộng rãi trong kiểm soát các nguyên nhân chảy máu từ thực quản, dạ dày. Tuy nhiên khi kiểm soát chảy máu do giãn tĩnh mạch dạ dày thì có hạn chế lớn bao gồm:

  • Phần nhiều các búi giãn tĩnh mạch dạ dày nằm ở vùng đáy vị, nên khó thực hiện.
  • Ngoài ra, một hạn chế khác trong trường hợp với những búi giãn tĩnh mạch có luồng thông với các tĩnh mạch dẫn lưu về tĩnh mạch chủ dưới thì chất gây tắc mạch có thể đi trào từ vị trí tiêm xơ vào tĩnh mạch chủ dưới và về tim và tuần hoàn phổi, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cho nên những trường hợp có shunt vị-thận thì lựa chọn điều trị là phương pháp BRTO.
Điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày
Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày có hiệu quả trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa

2.3 Nút tĩnh mạch ngược dòng qua balloon-catheter (BRTO)

BRTO là kỹ thuật can thiệp nội mạch đường tĩnh mạch, sử dụng một catheter có bóng đặt vào vị trí thông tĩnh mạch vị-thận, sau đó bơm căng bóng để bịt luồng thông này tránh trào ngược, sau đó gây tắc mạch tất cả các luồng thông của búi tĩnh mạch giãn với hệ thống tĩnh mạch chủ dưới trước khi gây tắc búi tĩnh mạch giãn ở dạ dày. Điều này sẽ đảm bảo tránh được sự di chuyển của vật liệu gây tắc mạch về tim và tuần hoàn phổi, từ đó hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Đây là một phương pháp tối ưu với nhiều ưu điểm, phương pháp này đã được thực hiện từ lâu và cho thấy hiệu quả, mức độ an toàn của nó.

Những ưu điểm của phương pháp BRTO bao gồm:

  • Là phương pháp xâm lấn ít.
  • Tỷ lệ thành công trên 90%.
  • Nguy cơ biến chứng dưới 3%
  • An toàn và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Những chỉ định và chống chỉ định của kỹ thuật BRTO bao gồm:

Chỉ định:

  • Giãn tĩnh mạch dạ dày có nguy cơ vỡ, xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo trên hình ảnh nội soi dạ dày.
  • Giãn tĩnh mạch dạ dày đã vỡ tái phát nhiều lần.

Chống chỉ định:

  • Tiền sử dị ứng thuốc cản quang.
  • Suy thận: Khi creatinin huyết thanh > 1.5 mg/dl
  • Tắc tĩnh mạch cửa: Do phương pháp này làm tăng lưu lượng máu về tĩnh mạch cửa, nên trường hợp tĩnh mạch cửa tắc thì không sử dụng.
  • Cổ trướng mức độ nhiều, tái diễn do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
  • Đang có giãn tĩnh mạch thực quản nặng, tiến triển vì nếu áp dụng nguy cơ vỡ tĩnh mạch thực quản.

Phương pháp BROTO khắc phục một số nhược điểm của phương pháp khác, nhất là trong trường hợp có thông tĩnh mạch vị- thận và giãn ở vùng đáy vị mà tiêm xơ qua nội soi khó thực hiện được.

Mỗi phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày sớm khi có nguy cơ xuất huyết là rất cần thiết, vì nguy cơ tử vong khi xuất huyết rất cao và khó kiểm soát.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?

Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.

Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng
Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng

Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.

Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn
Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn

Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.

Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.

Video có thể bạn quan tâm
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 739 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?

Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.

Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày
Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày

Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn ung thư dạ dày như thế nào? Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà ung thư bắt đầu hình thành trong dạ dày và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.

Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây