1

Dị Ứng Thức Ăn - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nguyên nhân & Phân loại

  • Dị ứng thức ăn dễ xuất hiện ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, thường kết hợp với các bệnh: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm và hen suyễn.
  • Các yếu tố thuận lợi cho dị ứng thức ăn gồm: di truyền, chủng tộc và độ tuổi, trong đó yếu tố di truyền được xem là quan trọng nhất.
  • Khoảng 70% các cặp song sinh cùng trứng bị các bệnh dị ứng chung, 40% các cặp song sinh khác trứng có cùng một loại dị ứng. Cha mẹ mắc các bệnh dị ứng thì con cái của họ nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với các trẻ khác.
  • Có 3 nhóm dị ứng thức ăn dựa theo cơ chế của phản ứng qua trung gian và/hoặc không qua trung gian Ig E (immunoglobulin E). Ở các nước Mỹ và Anh, tỉ lệ dị ứng thức ăn qua trung gian Ig E xảy ra cho khoảng 8% trẻ em và 3% người lớn.

Triệu chứng

Các triệu chứng dị ứng thức ăn ở mỗi cá nhân thường xảy ra khác nhau.

Lượng thực phẩm cần thiết để kích hoạt một phản ứng dị ứng cũng thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người. Những phản ứng dị ứng thức ăn qua trung gian Ig E có khởi phát cấp tính, từ vài giây đến một giờ, gồm có:

  • Phát ban
  • Ngứa miệng, môi, lưỡi, cổ họng, mắt, da, hoặc các vị trí khác
  • Sưng ( phù mạch ) môi, lưỡi, mí mắt, hoặc toàn bộ khuôn mặt
  • Khó nuốt
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Khàn giọng
  • Thở khò khè và / hoặc khó thở
  • Buồn nôn
  • Ói mửa,
  • Đau bụng và / hoặc co thắt dạ dày
  • Sốc phản vệ.

Những người có tiền căn hen suyễn hoặc bị dị ứng với đậu phộng, hải sản rất dễ có nguy cơ bị sốc phản vệ.

Các thực phẩm thường gây dị ứng

Phổ biến nhất là dị ứng với đậu phộng, thường gặp ở trẻ em và đôi khi rất nghiêm trọng.

  • Các loại hạt trái cây khác như bồ đào, hạt thông, dừa, cây óc chó, kiwi, vừng, thuốc phiện…cũng thường gây dị ứng.
  • Một người có thể nhạy cảm với một loại hạt cụ thể hoặc nhiều loại hạt khác nhau.
  • Dị ứng với trứng ảnh hưởng đến khoảng 1/50 trẻ em, thường do mẫn cảm với protein của lòng trắng chứ không phải do lòng đỏ.
  • Sữa bò, sữa dê hoặc cừu cũng là chất gây dị ứng khá phổ biến. Nhiều người không thể dung nạp được các sản phẩm từ sữa như pho mát. 10% trẻ em bị dị ứng với sữa sẽ có phản ứng với thịt bò vì thịt bò có chứa một lượng nhỏ protein có trong sữa bò.
  • Các loại thực phẩm khác chứa protein có thể gây dị ứng gồm: đậu nành, lúa mì, cá, sò, ốc, trái cây, rau, bắp, gia vị, màu tự nhiên hay tổng hợp và các hóa chất phụ gia.
  • Mức độ mẫn cảm với thức ăn khác nhau tùy theo các yếu tố di truyền, chủng tộc và độ tuổi nhưng thường gặp nhất là dị ứng với các loại thức ăn rất phổ biến là sữa , trứng , đậu phộng , hạt trái cây , hải sản (tôm, cua, sò, ốc, hến) , đậu nành và lúa mì.

Dị ứng thức ăn chéo

  • Một số trẻ em dị ứng với protein sữa bò cũng có sự nhạy cảm chéo với các sản phẩm đậu nành.
  • Những người dị ứng với latex (nhựa cao su tổng hợp) thường cũng bị dị ứng với chuối, kiwi, bơ, và một số loại thực phẩm khác.

Chẩn đoán phân biệt

  • Không dung nạp Lactose do thiếu enzyme lactase, không phải do dị ứng.
  • Bệnh Celiac, là một bệnh tự miễn  được kích hoạt bởi các protein gluten như gliadin (có trong lúa mì và lúa mạch).
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS).
  • Phù mạch di truyền do thiếu C1 esterase inhibitor gây đau bụng và tiêu chảy thường xuyên.

Phòng ngừa

  • Rất khó xác định lượng thức ăn tối thiểu đủ gây ra một phản ứng dị ứng. Do đó, người có tiền sử dị ứng thức ăn cần tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Trong một số trường hợp, phản ứng quá mẫn có thể được kích hoạt ngay khi  chỉ tiếp xúc với kháng nguyên qua da, qua đường hô hấp, hôn.
  • Một số kháng nguyên gây dị ứng lại thường là nguồn cung cấp phổ biến các loại vitamin và khoáng chất, các chất dinh dưỡng như chất béo và protein.
  • Việc tránh sử dụng những loại thực phẩm  để giảm bớt nguy cơ gây dị ứng có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường đề xuất các nguồn thực phẩm khác thay thế các vitamin và khoáng chất thiết yếu  ít gây dị ứng.

Điều trị

  • Dị ứng thức ăn hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nguyên tắc chính của điều trị dị ứng thức ăn là tránh dùng các loại thực phẩm đã được xác định là chất gây dị ứng.
  • Những người lần đầu tiên bị dị ứng thức ăn, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được điều trị và hướng dẫn phòng ngừa thích hợp.
  • Điều trị nguyên nhân gây dị ứng thức ăn bao gồm hoặc liệu pháp miễn dịch (giải mẫn cảm) hoặc người bị dị ứng phải tránh tất cả các hình thức tiếp xúc với loại thực phẩm mà họ đã bị dị ứng.
  • Kháng thể kháng IgE (omalizumab - Xolair) có tác dụng điều trị dị ứng đối với một vài loại thức ăn nhất định.
  • Người đã được chẩn đoán bị dị ứng thức ăn cần tránh bất kỳ sự tiếp xúc nào với các chất  đã gây dị ứng, bao gồm cả việc đụng chạm trực tiếp, gián tiếp hoặc hít phải loại thực phẩm đó.
  • Nếu vô tình tiếp xúc với loại thức ăn gây dị ứng, sốc phản vệ có thể xảy ra rất nguy hiểm. 

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 863 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây