1

Đề phòng nguy cơ sốc mất nước ở trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em, trong đó 80% tử vong xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chính của tử vong là do cơ thể bị mất nước và điện giải.

Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy, bạn cần phải bù nước và điện giải để tránh nguy cơ sốc mất nước.

1. Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày, trẻ biếng ăn, bú kém, đau bụng, nôn ói và quấy khóc nhiều.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khiến bé bị tiêu chảy là:

Độ tuổi: Tiêu chảy xảy ra trong 2 năm đầu của cuộc sống, cao nhất ở trẻ 6 - 11 tháng tuổi, lứa tuổi này trẻ bắt đầu chuyển sang ăn sam, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm đi, kháng thể chủ động chưa có.

Đề phòng nguy cơ sốc mất nước ở trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy xảy ra trong 2 năm đầu của cuộc sống, cao nhất ở trẻ 6 - 11 tháng tuổi

 

  • Tình trạng dinh dưỡng: Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy kéo dài, nhất là các trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
  • Tình trạng suy giảm miễn dịch: Trẻ bị suy giảm miễn dịch tạm thời như sau sởi, thủy đậu...
  • Các tập quán ăn uống không hợp lý như: bình sữa dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, khó rửa sạch; trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, đặc biệt là không được bú sữa non ngay sau đẻ; thức ăn bị ô nhiễm do nấu, không chín hoặc nấu để lâu; nước uống bị nhiễm bẩn, uống nước chưa đun sôi; không rửa tay sau khi đi ngoài, không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Do virus: Rotavirus là tác nhân chính khiến bé bị tiêu chảy, chiếm 60%. Có ít nhất 1/3 trẻ dưới 2 tuổi bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus. Các virus khác như Adenovirus, Norwalk virus cũng gây tiêu chảy.
  • Do vi khuẩn E.coli: Gây 25% tiêu chảy cấp; trực trùng lỵ Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ; salmonella không gây thương hàn; campylobacter jejuni; vi khuẩn tả Vibrio cholerae 01.
  • Do ký sinh trùng: Entamoeba histolytica; giardia lamblia; cryptosporidium

2. Đề phòng nguy cơ sốc mất nước ở trẻ bị tiêu chảy

2.1. Dấu hiệu mất nước ở trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy thường bị mất nước nhiều do đi lỏng và nôn ói nhiều. Nếu bố mẹ không chú ý bù nước và bù điện giải cho trẻ bị tiêu chảy đúng cách dẫn đến mất nước nặng, thì trẻ có thể bị kiệt nước, sốc mất nước. Các nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do sốc mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi...

Nhận biết các dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy mất nước để cha mẹ đề phòng trong trường hợp sốc mất nước:

  • Mất nước nhẹ ở trẻ bị tiêu chảy: Trẻ khát nước và đòi uống. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói thì trẻ sẽ quấy khóc, chỉ khi cho uống đủ nước thì trẻ mới hết khóc.
  • Mất nước vừa ở bé bị tiêu chảy: Ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Ở các trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ quấy khóc nhưng không có nước mắt, nước dãi...
  • Mất nước nặng ở trẻ bị tiêu chảy: Ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như mệt mỏi, lừ đừ, có khi vật vã, li bì hôn mê hoặc có những cơn co giật.

2.2. Đề phòng nguy cơ sốc mất nước ở trẻ bị tiêu chảy

Để ngăn ngừa trẻ bị sốc mất nước do trẻ bị đi ngoài nhiều lần, cha mẹ có thể bù nước, điện giải bằng việc cho trẻ uống dung dịch điện giải oresol, oresol II:

  • Mỗi gói oresol lớn cần pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói oresol với nửa lít nước)
  • Mỗi gói oresol II hoặc mỗi viên/gói hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội.
  • Dung dịch bù nước, điện giải oresol đã pha nếu quá 24 giờ không uống hết phải bỏ đi.

Lượng dung dịch bù nước oresol cho trẻ được tính như sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: Cho trẻ uống 50 – 100 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài;
  • Trẻ 2 - 10 tuổi: Cho trẻ uống 100 – 200 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài;
  • Trẻ trên 10 tuổi: Cho trẻ uống oresol đến hết khát sau mỗi lần đi ngoài.

Nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy mất nước hay nôn ói không uống được hoặc trẻ bị đi ngoài nhiều lần kèm sốt cao, phân xanh, có đàm hoặc máu thì phải nhập viện ngay để được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị, tránh để trẻ mất nước nặng, rối loạn điện giải, kiềm toan ảnh hưởng đến tính mạng.

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú. Trẻ trên 6 tháng tuổi bú mẹ thì ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một, các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa... và cần cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.

Đề phòng nguy cơ sốc mất nước ở trẻ bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy nên dùng các thực phẩm như: gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối

 

Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ... để tăng lượng kali. Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp vì chúng có thể làm tăng tiêu chảy. Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ...) khó tiêu hóa. Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì những loại thức ăn này có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Về số lượng thức ăn, khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng. Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.

Từ ngày thứ 5, nếu trẻ bớt bị tiêu chảy quay dần về chế độ ăn, ăn bình thường.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ 3 tháng ngày đi ị 10 lần, phân vàng hoa cà lẫn cả nước có phải bị tiêu chảy không?

Em sinh bé nặng 3,8kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Thông thường, bé đi ị 4-5 lần một ngày. Nhưng 2 hôm nay bé đi rất nhiều. Ngày phải đến 10 lần. Phân có cả nước, màu vàng hoa cà. Có lúc đi chỉ toàn nước không, lắm khi tè cũng ra phân. Nhưng được cái bé vẫn chơi, ăn, ngủ bình thường ạ. Bé nhà em như vậy có phải bị tiêu chảy không ạ? Và em phải làm gì để khắc phục tình trạng này?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2304 lượt xem

Trẻ 5 tháng 20 ngày xuất hiện chấm hồng hồng cam cam trong bỉm nước tiểu có nguy hiểm gì không?

Hiện tại bé trai nhà em đang được 5 tháng 20 ngày và nặng 8,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cách đây 1 tuần em thấy trong bỉm của bé xuất hiện những chấm nước tiểu màu hơi hồng hồng cam cam, không đỏ đậm như máu. Còn lại nước tiểu bình thường thì vẫn màu vàng nhạt. Em có kiểm tra đầu chim của bé nhưng không hề thấy xây xát gì, cũng không có máu. Từ 1 tháng tuổi đến nay ngày nào bé cũng uống bổ sung 1 giọt Aquadetrim vitamin D3. Em có ngưng cho bé uống thì không thấy chấm hồng cam nữa. Hàng ngày bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường. Bé nhà em bị như vậy có nguy hiểm không? Em có nên tiếp tục cho bé uống Vitamin D3 nữa không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2660 lượt xem

Bé trai hơn 2 tháng bị tiêu chảy nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

Em sinh bé trai được 2 tháng 15 ngày tuổi. Hiện bé nặng 5,9kg. Ngày hôm qua và hôm nay bé bị đi ngoài phân xanh, có lúc cố đi thì có dính ít máu. Em cho bé đi khám thì bác sĩ kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, kê cho bé uống kháng sinh và bù điện giải. Bé vẫn bú mẹ bình thường, không bị sốt ạ. Tình trạng của bé nhà em có nguy hiểm không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  457 lượt xem

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3090 lượt xem

Bé trai 7 tháng phát triển bình thường nhưng nước tiểu có màu vàng sậm là bị làm sao?

Em sinh bé trai đã được 7 tháng. Bé cao 70,5cm, nặng 8,5kg. Hàng tháng bé tăng cân đều đặn và ăn ngủ bình thường. Tuy nhiên, dạo gần đây em thấy nước tiểu của bé có chút bất thường, đó là có màu vàng sậm. Bé bú sữa khoảng 800-900ml/ ngày. Nước tiểu vàng sậm như thế thì bé có bị làm sao không ạ? Và em muốn bổ sung nước lọc thì cần bổ sung bao nhiêu ml/ ngày ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  605 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 648 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 759 Lượt xem
Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà 00:56
Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà
Bé gái 8 tuổi bị răng sữa rơi vào phổi, chiếc răng cắm sâu vào thành phế quản khi tự nhổ răng tại nhà!!Video cảnh giác này, TS BS Trịnh Hồng...
 3 năm trước
 555 Lượt xem
Tin liên quan
Tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không?
Tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không?

Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Làm thế nào để tiêu diệt hết chấy trong nhà?
Làm thế nào để tiêu diệt hết chấy trong nhà?

Đừng tự khiến mình phát điên lên. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã trình bày trong một báo cáo lâm sàng về chấy phát hành vào tháng 7 năm 2010 là: "Các biện pháp làm sạch Herculean không có lợi ích gì”. Vì vậy, trong khi quét sạch nhà từ trên xuống dưới và đổ nước sôi lên giường có thể khiến bạn cảm thấy mình như anh hùng, thì cũng chẳng giúp nhà bạn thoát khỏi sự xâm nhập của chấy.

Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm
7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm

Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!

Làm gì để việc tiêm phòng hay thăm khám bác sĩ trở nên dễ dàng hơn với bé?
Làm gì để việc tiêm phòng hay thăm khám bác sĩ trở nên dễ dàng hơn với bé?

Đến khám bác sĩ có thể khiến em bé sợ hãi, đặc biệt là khi phải tiêm. Hãy áp dụng những lời khuyên của các bậc cha mẹ dưới đây để dỗ dành bé!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây