1

Đau nhức 1/2 mặt - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Biểu hiện 

  • Các cơn đau dữ dội như dao đâm hoặc có thể cảm thấy như bị điện giật, cảm giác nóng rát.
  • Các cơn đau tự phát hoặc các cuộc tấn công được kích hoạt bởi những thứ như chạm vào mặt, nhai, nói hoặc đánh răng.
  • Vị trí đau: má, hàm, răng, lợi, môi, amydal, ở ống tai ngoài, đáy lưỡi, lan tỏa về phía tai và góc hàm, sau gáy hoặc ít thường xuyên hơn là mắt và trán.
  • Đau tăng khi nuốt, ho, xoay đầu, rất hiếm đau khi nói, há miệng và nhai. Đau có thể kèm theo ho, tăng tiết nước bọt, loạn nhịp tim (ngất, hạ huyết áp).
  • Đau tập trung tại một điểm hoặc lan rộng hơn, thường ở bên trái.
  • Cơn đau kéo dài từ vài giây đến vài phút, hoặc đau dai dẳng, kéo dài nhiều ngày, vài tuần, vài tháng hoặc lâu hơn.

Chẩn đoán 

  • Dựa vào tính chất cơn đau mà người bệnh mô tả:
  • Cách thức xuất hiện cơn đau, thời điểm đau;
  • Vị trí đau;
  • Thăm khám trực tiếp người bệnh: thăm khám tai mũi họng, mắt, thần kinh…
  • Một số phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ: xét nghiệm máu, siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp hệ mạch…. tùy theo kết quả của hỏi bệnh và thăm khám trên lâm sàng.

Điều trị 

  • Thuốc chống co giật: Nhóm carbamazepine nếu do dây thần kinh sinh ba (dây V). Tác dụng phụ của thuốc chống co giật có thể bao gồm chóng mặt, nhầm lẫn, buồn ngủ và buồn nôn.  
  • Thuốc làm giãn cơ như baclofen có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với carbamazepine. Tác dụng phụ có thể bao gồm nhầm lẫn, buồn nôn và buồn ngủ.
  • An thần.
  • Tiêm botox. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm trước khi điều trị và tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ và nên thực hiện ở các cơ sở tế lớn.

Phẫu thuật:

  • Giải nén vi mạch: di chuyển hoặc loại bỏ các mạch máu tiếp xúc với rễ thần kinh V, có thể cắt một phần của dây thần kinh.
  • Kết quả: có thể loại bỏ hoặc giảm đau thành công, nhưng cơn đau có thể tái phát ở một số người.
  • Tai biến: giảm thính lực, yếu cơ mặt, tê mặt, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.

Điều trị khác

  • Châm cứu;
  • Phản hồi sinh học;
  • Trị liệu thần kinh cột sống và vitamin hoặc liệu pháp dinh dưỡng.
  • Phòng ngừa đau ½ sọ mặt như thế nào?
  • Điều trị triệt để viêm nhiễm vùng tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt…
  • Phẫu thuật sớm các khối u.
  • Bổ sung nội tiết tố phù hợp trong tiền mãn kinh, sau phẫu thuật tuyến giáp, đặc biệt là sau cắt toàn bộ tuyến giáp.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?
Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Theo ước tính, đến nay có trên 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Parkinson. Những người bị bệnh này gặp phải các triệu chứng chính là run chân tay, co thắt và đau cơ, dẫn đến đi lại vận động khó khăn. Một số người mắc bệnh Parkinson còn bị sa sút trí tuệ hay lú lẫn, đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiến triển nặng.

5 giai đoạn của bệnh Parkinson
5 giai đoạn của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn thần kinh do thoái hóa, có các triệu chứng điển hình là run chân tay, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ, dẫn đến khó khăn khi cử động, đi lại, nói chuyện… Bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác và khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau thì các triệu chứng càng nặng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây