1

Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Các bậc phụ huynh được khuyên nên cho trẻ ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, có những trẻ có thể bắt đầu chế độ ăn dặm sớm hơn hoặc muộn hơn. Nắm được những biểu hiện của bé đòi ăn dặm sẽ rất hữu ích cho cha mẹ trong việc xác định thời điểm bé có thể ăn thêm các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.

1. Ăn dặm là gì?

Khi chào đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của bé. Đến mốc 6 tháng tuổi, trẻ sẽ cần nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt hơn so với các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ mà bé nhận được. Lúc này cha mẹ cần cho bé ăn bổ sung thêm những thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa,... Việc này được gọi là ăn dặm. Trong quá trình ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ cho tới khi trẻ được 1 tuổi trở lên.

2. Độ tuổi lý tưởng cho trẻ ăn dặm

Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm
Cha mẹ nên đợi tới khi bé được 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho ăn dặm

 

Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng đều khuyên cha mẹ nên đợi tới khi bé được 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho ăn dặm, kể cả dù trẻ sơ sinh đòi ăn sớm khi được 4 hoặc 5 tháng tuổi. Nguyên nhân là vì:

  • Cho bé ăn dặm sớm khiến bé bỏ lỡ một số chất dinh dưỡng thiết yếu từ sữa mẹ (bao gồm năng lượng, vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển);
  • Hệ thống tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển và hoàn thiện. 6 tháng tuổi là mốc bé dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn;
  • Các cơ quan trong cơ thể trẻ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện việc phối hợp với nhau. Sau 6 tháng tuổi, bé sẽ dễ dàng nuốt thức ăn, giảm nguy cơ bị nghẹn;
  • Sữa mẹ cung cấp cho bé tất cả dưỡng chất cần thiết trong 6 tháng đầu tiên nên trước thời điểm này, cha mẹ không cần phải cho con ăn dặm.

3. Dấu hiệu cho trẻ ăn dặm

Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm
Bé giữ được tư thế ngồi cân bằng, có thể giữ đầu ổn định là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

 

Khi bé được gần 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu nhận thấy một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để ăn dặm. Đó là:

  • Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh: Đây là dấu hiệu cho thấy bé cần ăn thêm thức ăn mới ngoài sữa mẹ để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết;
  • Bé giữ được tư thế ngồi cân bằng, có thể giữ đầu ổn định – dấu hiệu cho thấy bé đủ cứng cáp để có thể bắt đầu làm quen với thức ăn đặc hơn;
  • Bé biết cách tự lấy thức ăn và đưa vào miệng;
  • Trẻ có phản xạ đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa;
  • Trẻ biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn một món nào đó;
  • Lưỡi bé không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ như trước;
  • Bé thể hiện sự thích thú với thức ăn mà người lớn đưa cho.

Nếu cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu cho con ăn dặm này thì cần quan sát con cẩn thận, xem liệu bé có nuốt không hay vẫn đẩy thức ăn ra khỏi miệng. Có thể lần đầu bé sẽ đẩy thức ăn ra vì đó là phản xạ trước món ăn lạ, nhưng lần sau được cho ăn bé sẽ nuốt vào. Nếu bé nuốt đồ ăn xuống chứng tỏ bé đã sẵn sàng với việc ăn dặm.

Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý bé có thể vô thức bộc lộ những dấu hiệu khiến cha mẹ nghĩ bé đã sẵn sàng ăn dặm nhưng thực tế không phải vậy. Những dấu hiệu như ngậm nắm tay, đòi ăn thêm sữa, thức dậy trong đêm (ngay cả khi bé đã ngủ say giấc trước đó) hoàn toàn là biểu hiện bình thường, không phải là dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm.

Nếu bé không ngủ yên giấc vào ban đêm, cha mẹ thường cho bé ăn bổ sung với hy vọng điều này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy ăn dặm giúp trẻ ngủ ngon hơn. Vì vậy, khi bé tỉnh giấc vào ban đêm nhưng chưa có dấu hiệu thể hiện bé sẵn sàng ăn dặm thì người mẹ chỉ cần cho bé bú thêm sữa là được.

Thời điểm 6 tháng tuổi không phải tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Khi trẻ có đầy đủ các dấu hiệu trên cha mẹ mới nên bắt đầu cho bé ăn dặm để giúp bé phát triển tốt cả về trí tuệ và tầm vóc.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có phải đọc dưới ánh sáng yếu sẽ tốt cho mắt trẻ?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cho trẻ đọc sách dưới ánh sáng yếu sẽ tốt hơn cho mắt của bé, đúng không ạ? Có nhiều người cho rằng cho bé đọc sách dưới ánh sáng mạnh sẽ làm giảm tầm nhìn của bé. Tôi băn khoăn quá, không biết đúng sai thế nào? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  548 lượt xem

Trẻ bị hắt hơi suốt mùa thu – đây có phải dấu hiệu bị dị ứng không?

Bé nhà tôi bị hắt hơi suốt mùa thu. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  627 lượt xem

Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn không?

Bác sĩ cho hỏi, Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn cho bé không? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  563 lượt xem

Quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không?

Bác sĩ cho tôi hỏi, quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  728 lượt xem

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm

Bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ nhỏ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  632 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 753 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 577 Lượt xem
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời 09:29
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời
- Tại sao ngay sau sinh cần sàng lọc sơ sinh, trong khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ?- Sàng lọc sơ sinh có ý...
 3 năm trước
 629 Lượt xem
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ 04:39
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi 1 - 2 tuổi và nguyên nhân thường do viêm mũi họng.Dù là bệnh phổ biến, nhưng...
 2 năm trước
 685 Lượt xem
Tin liên quan
Báo động đỏ: các dấu hiệu cho thấy bé có thể mắc vấn đề về thị giác
Báo động đỏ: các dấu hiệu cho thấy bé có thể mắc vấn đề về thị giác

Trẻ em thường không nghĩ rằng chúng có vấn đề về thị giác, vì vậy là bậc phụ huynh bạn sẽ muốn nhận biết được các dấu hiệu tiềm ẩn

7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm
7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm

Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!

Các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và gia đình
Các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và gia đình

Thử nghiệm lâm sàng là gì? Các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành như nào? Rủi ro và lợi ích của các thử nghiệm lâm sàng là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc về việc thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và gia đình.

Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả
Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả

Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn người lớn. Nếu cho bé uống sai liều hoặc sai thời gian, thì ngay cả một số loại thuốc lành tính không cần kê toa cũng có thể không mang lại hiệu quả hoặc gây hại. Dưới đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ để cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả?
Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả?

Một số người thắc mắc rằng liệu có đúng là ngày nay một số người vẫn bị mắc bệnh mặc dù đã được tiêm phòng vắc xin (ví dụ như vắc xin sởi). Đó là sự thật, nhưng điều này không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả mà chỉ là chúng không hiệu quả hoàn toàn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây