1

Dấu hiệu bé đang đòi bú

Có rất nhiều dấu hiệu mà bé “cố tình” báo hiệu để cho chúng ta biết rằng bé đang đói. Bình thường, các bà mẹ thường cho em bé bú khi bé quấy khóc. Tuy nhiên, khi em bé khóc thì đó là dấu hiệu quá muộn của việc báo hiệu bé đòi ăn.

Do đó, việc các bà mẹ nhận biết được các dấu hiệu bé đang đòi bú sớm rất cần thiết, để kịp thời cung cấp dinh dưỡng và làm giải tỏa được cơn thèm kịp thời của em bé.

1. Cách nhận biết bé đòi bú

1.1 Dấu hiệu bé đòi bú sớm nhất

  • Liếm môi
  • Thè lưỡi
  • Mút môi, lưỡi, tay hoặc liếm bàn tay và ngón tay
  • Miệng đóng mở thường xuyên
  • Quay đầu sang hai bên tìm kiếm. Đây là phản xạ đi tìm mẹ của em bé. Những tuần đầu sau sinh, khi người mẹ chạm vào má của em bé, em bé sẽ lập tức quay đầu sang má bị chạm.

1.2 Các dấu hiệu bé đòi bú tiếp theo

  • Vùi đầu vào ngực của người đang bế ẵm
  • Cố gắng thu hút sự chú ý bằng cách kéo quần áo
  • Di chuyển tay chân, khua khoắng liên tục
  • Đập vào cánh tay hay ngực của người đang bế
  • Quấy khóc
  • Rên rỉ, lầm bầm
  • Cựa quậy liên tục
  • Cử động của đôi mắt, nếu thấy em bé vẫn đang nhắm mắt nhưng bên trong mắt chuyển động nhanh thì đó là một dấu hiệu bé đang đòi bú, cần cho bé bú thêm
  • Tỉnh giấc khi đang ngủ, rồi sau đó ngay lập tức ngủ thiếp đi rất nhanh
  • Sau khi đã bú hết sữa mà em bé vẫn còn muốn bú ti mẹ nữa thì đây là một dấu hiệu em bé vẫn còn đói, và muốn bú thêm
  • Đối với những em bé trên 4 tháng tuổi, em bé thậm chí có thể sẽ mỉm cười khi được mẹ cho bú. Điều này có nghĩa là em bé rất thích thú và muốn được mẹ tiếp tục cho bú.

1.3 Dấu hiệu bé đòi bú cuối cùng

  • Di chuyển đầu liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần
  • Em bé quấy khóc là dấu hiệu cuối cùng để người mẹ nhận biết em bé đang đói. Tuy nhiên em bé khóc nó cũng có thể là dấu hiệu cho những vấn đề khác ở trẻ. Tiếng khóc khi đói thường nhỏ hơn, ngắn và âm lượng lên xuống sẽ khác nhau. Khi em bé khóc, người mẹ cần bình tĩnh dỗ dành bé trước khi cho bé bú bằng cách ôm ấp bé, đung đưa, nựng nịu, vuốt ve massage em bé rồi sau đó mới đặt núm vú vào miệng để em bé bú.

Vì nếu mẹ cho em bé bú lúc này có thể bé sẽ từ chối vì giận dỗi, điều này dẫn tới em bé sẽ không thể ngậm vú tốt làm cho mẹ dễ bị đau đầu ti. Tuy nhiên việc đợi đến khi em bé hết khóc mới cho bú sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề, khiến cho mẹ và bé đều căng thẳng.

Dấu hiệu bé đang đòi bú
Bé liên tục quấy khóc đòi mẹ cho bú

2. Những điều cần lưu ý

2.1 Khi em bé đang ngủ cần đánh thức em bé dậy để bú, khi em bé có những dấu hiệu đòi bú

Đối với những bé dưới 4 tháng tuổi, nếu em bé không tự dậy, cần đánh thức em bé dậy để bú khi thấy mắt bé chuyển động qua lại liên tục, hoặc những dấu hiệu đòi bú khác. Tuy nhiên, nhiều bé mê ngủ vào những ngày hay những tuần sau sinh và không có những biểu hiện đòi bú để mẹ có thể nhận ra sớm. Các em bé sơ sinh cần được bú ngay khi có dấu hiệu đòi bú, vào ban ngày ít nhất là mỗi 2 giờ, vào ban đêm ít nhất là 1 lần. Người mẹ có thể ngừng việc đánh thức em bé dậy, và để em bé tự điều chỉnh lịch ăn ngủ của mình khi em bé đã đạt được cân nặng tốt (đối với những em bé dưới 4 tháng tuổi là 4 ounces = 114 gram mỗi tuần).

2.2 Em bé thường mút tay có phải là dấu hiệu bé đang đòi bú?

Dấu hiệu bé mút tay thường chỉ đúng với những em bé đang trong giai đoạn sơ sinh. Sau giai đoạn sơ sinh, em bé mút tay không còn là dấu hiệu đáng tin tưởng của biểu hiện em bé đói nữa. Vào khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, em bé sẽ bắt đầu tự điều khiển được tay mình tốt hơn, bắt đầu biết “khám phá” bàn tay của mình, và dùng miệng để khám phá mọi thứ. Em bé cũng thường mút tay trong giai đoạn chuẩn bị mọc răng. Triệu chứng mọc răng có thể xuất hiện trước vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng trước khi cái răng đầu tiên trồi lên.

Việc các bà mẹ nhận biết được sớm các dấu hiệu bé đang đòi bú của các bé sơ sinh là rất cần thiết, để kịp thời cung cấp dinh dưỡng và giúp giải tỏa được cơn đói của em bé. Việc này sẽ giúp cho em bé bình tĩnh và dễ dàng ngậm bú vú mẹ được tốt hơn. Khi em bé đã khóc to là dấu hiệu muộn nhất của việc báo hiệu bé đang đói vì thế sẽ gây khó khăn hơn trong việc em bé có thể bình tĩnh và bú mẹ.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1063 lượt xem

Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?

Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  833 lượt xem

Trẻ đang bị ốm, uống sữa sẽ bị tăng dịch nhầy không?

Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi đang bị ốm, việc cho bé uống sữa có làm tăng dịch nhày của bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  954 lượt xem

Có nên hoãn chuyến bay nếu con tôi đang bị cảm lạnh?

Bác sĩ ơi, tôi có nên hoãn chuyến bay nếu con tôi đang bị cảm lạnh không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  664 lượt xem

Trẻ bị hắt hơi suốt mùa thu – đây có phải dấu hiệu bị dị ứng không?

Bé nhà tôi bị hắt hơi suốt mùa thu. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  624 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 747 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 574 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 595 Lượt xem
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ 04:39
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi 1 - 2 tuổi và nguyên nhân thường do viêm mũi họng.Dù là bệnh phổ biến, nhưng...
 2 năm trước
 682 Lượt xem
Tin liên quan
Mẹ đang bị cúm cho con bú có an toàn không?
Mẹ đang bị cúm cho con bú có an toàn không?

Bài báo này được điều chỉnh dựa trên thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xuất bản và các khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.

7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm
7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm

Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!

Trẻ mới biết đi bị đau ngực. Chuyện gì đang xảy ra?
Trẻ mới biết đi bị đau ngực. Chuyện gì đang xảy ra?

May mắn thay, một cơn đau tim sẽ không xảy ra ở độ tuổi này! Nhưng có một số nguyên nhân khác có thể gây đau ngực ở trẻ em.

Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả
Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả

Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn người lớn. Nếu cho bé uống sai liều hoặc sai thời gian, thì ngay cả một số loại thuốc lành tính không cần kê toa cũng có thể không mang lại hiệu quả hoặc gây hại. Dưới đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ để cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả?
Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả?

Một số người thắc mắc rằng liệu có đúng là ngày nay một số người vẫn bị mắc bệnh mặc dù đã được tiêm phòng vắc xin (ví dụ như vắc xin sởi). Đó là sự thật, nhưng điều này không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả mà chỉ là chúng không hiệu quả hoàn toàn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây