DA KỀ DA SAU SINH 90 PHÚT – KHỞI ĐẦU TUYỆT VỜI CHO HÀNH TRÌNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng, ngay sau khi chào đời, trẻ cần được tiếp xúc “da kề da” với mẹ sớm trong vòng 5 phút đầu tiên, liên tục và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh và hoàn tất cữ bú đầu tiên. xem thêm mang thai
Trong khoảng thời gian 90 phút sau khi thực hiện da kề da, bé bắt đầu thể hiện đầy đủ những hành vi bản năng. Cha mẹ cần hiểu đúng để thực hiện da kề da liên tục 90 phút để con có cữ bú đầu tiên, không can thiệp các bước tự nhiên của trẻ.
Dưới đây là 9 bước bản năng khi thực hiện da kề da:
1. Khóc ngay sau sinh (0 phút): hành trình của bé bắt đầu bằng tiếng khóc chào đời
2. Nghỉ ngơi và thư giãn (1 – 3 phút): bé được tiếp xúc da kề da với mẹ. Lúc này bé không cử động miệng, tay thư giãn
3. Giai đoạn thức tỉnh (3 – 8 phút): đầu và vai bé bắt đầu cử động. Bé có thể mở mắt và có một số cử động miệng.
4. Giai đoạn hoạt động (8 – 35 phút): bé bắt đầu có phản xạ mút và tìm vú mẹ
5. Nghỉ ngơi: bé nghỉ ngơi bất cứ lúc nào và tiếp tục thực hiện các phản xạ khi đã sẵn sàng
6. Di chuyển (35 – 45 phút): bé bắt đầu tìm vú mẹ bằng những cử động dướn người, hướng về phía ngực mẹ
7. Làm quen (45 – 60 phút): bé cham và massage ti mẹ. Bé có thể liếm ti mẹ.
8. Bú mẹ: bé tự ngậm bắt vú và mút những giọt sữa non giàu dinh dưỡng
9. Sau khi bé bú xong, mẹ và bé cùng nghỉ ngơi. Bé sẽ ngủ khoảng 1,5 – 2 tiếng
KHOA SẢN - BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
>> Cơ sở Yên Ninh:Tầng 13, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
>> Cơ sở Mỹ Đình: Số 8, đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
>> Hotline: 0919.645.271- 0932.232.015
Có thai lại sau 5 tháng bỏ thai bằng phương pháp sinh non?
Lần mang thai trước, em đã buộc phải bỏ thai (7 tháng) bằng phương pháp sinh non vì thai mắc phải hội chứng patau khá nặng. Bác sĩ có khuyên 2 tháng sau, hai vợ chồng nên đến Bv khám lại để tầm soát cho lần mang thai sau. Nhưng từ đó đến nay (khoảng 5 tháng), em chưa sắp xếp để vào khám lại được thì giờ em phát hiện ra mình đã có thai được khoảng 2 tuần. Em đang rất lo lắng, không biết nên thế nào - Mong được bác sĩ tư vấn dùm?
- 1 trả lời
- 521 lượt xem
Điều trị khỏi bệnh lao, có thể sinh tiếp được không?
Bảy năm trước, sau khi sinh bé gái đầu lòng khỏe mạnh, em bị lao kháng thuốc. Điều trị đủ 2 lần, nay sức khỏe em đã trở lại bình thường nên vợ chồng em muốn sinh thêm bé nữa. Nhưng nghe nhiều người nói kháng sinh diệt vi trùng lao có thể ảnh hưởng không tốt đến em bé. Như vậy, có đúng không, thưa bs?
- 1 trả lời
- 529 lượt xem
Có thể sinh thường không, khi tử cung vẫn còn khối u xơ?
Em mang thai lần 2, được 35 tuần, đi khám, các chỉ số là: đường kính lưỡng đỉnh 86, chu vi bụng 313, chiều dài xương đùi 68, cân nặng ước tính 2,6kg. Bé đầu em sinh thường, (bị sinh non 29 tuần do có u xơ tử cung), nay bé đã gần 4 tuổi. Hiện em vẫn còn khối u xơ, nhưng nay thì không rõ (do bị bé che mất). Mong bs tư vấn giúp xem lần này em có thể sinh thường hay mổ chủ động để bóc tách u xơ ạ?
- 1 trả lời
- 827 lượt xem
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3780 lượt xem
Đầu thai kỳ không ốm nghén tức là sinh con trai?
- Bác sĩ ơi, tôi không bị ốm nghén trong thời gian đầu của thai kỳ. Nhiều người bảo tôi đó là dấu hiệu của việc sinh con trai. Như vậy có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1091 lượt xem
Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
Nếu bạn tiêm Tdap trước hoặc trong khi mang thai, con bạn sẽ có kháng thể từ bạn trong thời kỳ mang thai, điều này giúp bé phòng ngừa khi mới sinh, khi bé vẫn còn quá nhỏ để được tiêm vắcxin.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.
Bệnh giang mai có thể lây truyền qua em bé trong suốt thời kỳ mang thai hoặc do tiếp xúc mụn loét trong khi sinh.