1

Công thức của chế độ ăn lành mạnh

Công thức của chế độ ăn lành mạnh bao gồm tất cả các loại thực phẩm được lựa chọn hàng ngày, việc chúng ta chọn đúng sẽ có được một chế độ dinh dưỡng tốt. Thực tế, không một loại thực phẩm nào có thể cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần, do vậy bạn nên xây dựng thực đơn lành mạnh có nhiều loại thực phẩm đa dạng khác nhau trong chế độ ăn hàng ngày.

1. Đĩa ăn lành mạnh hay chế độ ăn lành mạnh

Để đảm bảo khẩu phần ăn trong mỗi bữa được đầy đủ chất dinh dưỡng mà lượng thức ăn không quá nhiều thì mọi người nên sử dụng “Đĩa ăn sức khỏe”. Đĩa ăn lành mạnh được tạo ra bởi các chuyên gia dinh dưỡng tại Harvard T.H. Chan School of Public Health và các biên tập viên tại Harvard Health Publications, là tập hướng dẫn tạo ra nhiều bữa ăn cân bằng, bổ dưỡng được thiết kế để giải quyết những khiếm khuyết trong MyPlate của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Đĩa ăn lành mạnh hoàn toàn dựa trên nền tảng khoa học tốt nhất hiện có và không chịu áp lực chính trị hoặc thương mại từ các nhà vận động hành lang ngành thực phẩm. Dưới đây là hình ảnh mô phỏng đĩa ăn lành mạnh:

Công thức của chế độ ăn lành mạnh
Hình ảnh đĩa ăn lành mạnh

 

Từ hình ảnh đĩa ăn lành mạnh trên, nhận thấy được các nhà nghiên cứu đã đưa ra lời khuyên nên sử dụng các loại rau quả và trái cây trong bữa ăn chiếm tới một nửa đĩa. Các loại rau củ nếu được sử dụng càng nhiều càng tốt cho sức khỏe, các loại rau củ nên được đa dạng từ chủng loại tới chế biến, ưu tiên các món chế biến đơn giản để giảm tối thiểu sự mất đi vitamin và khoáng chất và sự tham gia của các chất béo khác. Lưu ý, một số người đưa khoai tây vào khẩu phần ăn của mình thay cho tinh bột, đặc biệt là khoai tây chiên thì nên hạn chế vì khoai tây không được coi là rau trên đĩa ăn lành mạnh, chúng tác động tiêu cực đến hàm lượng đường trong máu, được coi là thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mì nguyên hạt, lúa mạch, quả mọng lúa mì, hạt quinoa, yến mạch, gạo lứt và các loại thực phẩm được làm từ chúng, chẳng hạn như mì ống nguyên hạt thì có tác dụng nhẹ hơn đối với lượng đường trong máu và insulin hơn bánh mì, gạo trắng và các ngũ cốc tinh chế. Protein là thành phần không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của mỗi người, nguồn protein nên được sử dụng từ các loại cá, thịt gia cầm, đậu và các loại hạt. Đây là những nguồn protein đa dạng, trong chế độ ăn lành mạnh, không có tác động xấu tới sức khỏe, chúng có thể được trộn thành món salad và kết hợp tốt với rau trên đĩa. Lưu ý nên hạn chế sử dụng thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò,... vì ngoài lượng protein thì chúng còn mang lại nhiều chất béo. Nên tránh sử dụng các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích.

Các nhà khoa học đã đưa ra lời khuyên nên sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật do ở mỡ động vật chứa nhiều cholesterol cao gấp trăm lần so với dầu thực vật. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng dầu thực vật ở mức độ vừa phải, chọn các loại dầu thực vật lành mạnh như dầu ô liu, hạt cải, đậu nành, ngô, hướng dương, đậu phộng, và những loại khác, tránh các loại dầu hydro hóa một phần, có chứa chất béo chuyển hóa không lành mạnh. Lưu ý rằng có rất ít chất béo nhưng không có nghĩa là thực phẩm đó lành mạnh. Ngoài ra, uống nhiều nước mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng đồ uống có đường, hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa, chỉ nên sử dụng một đến hai phần ăn mỗi ngày, hạn chế nước trái cây (một ly nhỏ mỗi ngày).

2. Kích thước của đĩa ăn lành mạnh

Công thức của chế độ ăn lành mạnh
Kích thước của đĩa ăn lành mạnh phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống như muốn tăng cân hay muốn giảm cân của bạn

 

Thực ra, đĩa ăn lành mạnh trên không xác định một số lượng calo hoặc khẩu phần ăn nhất định mỗi ngày từ mỗi nhóm thực phẩm. Kích thước của các phần tương đối với tỷ lệ tương gần đúng của từng nhóm thực phẩm được sử dụng trên một đĩa lành mạnh. Vì mỗi cá nhân dựa theo cân nặng, nhu cầu ăn uống như muốn tăng cân, muốn giảm cân hay duy trì thể trạng sẽ có một chế độ ăn uống riêng biệt, lượng calo dung nạp vào trong cơ thể cũng khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, kích thước cơ thể và mức độ hoạt động mà có lượng calo cụ thể cho từng loại thực phẩm trên đĩa ăn lành mạnh khác nhau. Ví dụ ở những vận động viên thể hình, người tập gym thì cần nhu cầu về protein cao hơn ở những người hoạt động bình thường vì calo họ tiêu thụ cho mỗi bài tập rất lớn. Còn đối với những người làm ở văn phòng, ít hoạt động thì lượng thức ăn họ nên sử dụng cũng ít hơn.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu không khuyến khích sử dụng rượu, bia, các chất kích thích trong bữa ăn. Đối với một số người, uống một lượng nhỏ rượu bia mang lại một số lợi ích cho cơ thể trong khi lượng rượu đó lại có thể gây ra rủi ro cho những người khác. Vậy nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn là điều mà bác sĩ khuyến cáo rất nhiều đối với mỗi người.

3. Thông điệp từ đĩa ăn lành mạnh

Công thức của chế độ ăn lành mạnh
Các loại carbohydrate như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu lành mạnh hơn so với các nguồn carbohydrate khác

 

Thông điệp chính của đĩa ăn lành mạnh là tập trung vào chất lượng của chế độ ăn uống.

  • Các loại carbohydrate trong chế độ ăn uống quan trọng hơn lượng carbohydrate trong chế độ ăn vì một số nguồn cung cấp carbohydrate như rau (trừ khoai tây), trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu được chứng mình là lành mạnh hơn so với các nguồn carbohydrate khác.
  • Trong tờ báo Healthy Eating Plate cũng khuyên người tiêu dùng nên tránh đồ ăn uống có đường, một nguồn cung cấp calo chính do nó có ít giá trị dinh dưỡng. Đồ uống có đường mang lại quá nhiều calo và chất béo không tốt cho cơ thể, nếu sử dụng đồ uống có đường trong thời gian dài sẽ có nguy cơ bị béo phì và rối loạn chuyển hóa, gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch, đái tháo đường,...
  • Trong tờ báo Healthy Eating Plate khuyến khích sử dụng các loại dầu ăn lành mạnh vì nó không đặt ra mức tối đa về phần trăm calo mà mọi người nên nhận mỗi ngày từ các nguồn chất béo lành mạnh. Thay vì sử dụng mỡ động vật với lương cholesterol cao thì dầu ăn vẫn được các chuyên gia khuyên dùng.

4. So sánh đĩa ăn lành mạnh với kim tự tháp ăn uống lành mạnh

 

Tháp dinh dưỡng là mô hình ăn uống dựng dưới dạng kim tự tháp mà trong đó thể hiện thông tin về các loại thức ăn cũng như số lượng tiêu thụ của mỗi người trong vòng một tháng. Nó được coi là tiêu chuẩn đánh giá mức tiêu thụ dinh dưỡng của mỗi người và được các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên sử dụng nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Như vậy, cả kim tự tháp ăn uống lành mạnh và đĩa ăn uống lành mạnh đều có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, rối loạn chuyển hóa và tử vong sớm.

Vào những năm 1990, Trung tâm Xúc tiến và Chính sách Dinh dưỡng của USDA đã tạo ra Chỉ số Ăn uống Lành mạnh “để đo lường mức độ phù hợp của chế độ ăn uống của người Mỹ với các mô hình ăn uống lành mạnh được khuyến nghị”. Thang điểm được sử dụng từ 0 đến 100 với ý nghĩa 100 điểm là tuân theo các khuyến nghị của liên bang trong khi 0 điểm là hoàn toàn bỏ qua chúng.

Công thức của chế độ ăn lành mạnh
Tháp dinh dưỡng

 

Để đánh giá các nguyên tắc thực hiện chế độ dinh dưỡng trong kim tự tháp ăn uống lành mạnh so với lời khuyên của chính phủ thì các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard Chan đã tạo ra chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế với hệ thống tính điểm tương tự như chỉ số của USDA. Sau đó, họ so sánh hai chỉ số, sử dụng thông tin về chế độ ăn hàng ngày được thu thập từ hơn 100.000 nữ y tá, chuyên gia y tế nam cùng tham gia vào hai nghiên cứu dài hạn về vấn đề dinh dưỡng này.

Sau nghiên cứu, họ tìm ra được 11 thành phần được đánh giá bởi chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế là các sản phẩm từ sữa; rau; trái cây; hạt quả hạch; bánh mì / ngũ cốc; thịt, gia cầm và cá; cholesterol; chất béo; natri; rượu; và vitamin tổng hợp.

Những người đàn ông đạt điểm cao nhất trong chỉ số ăn uống lành mạnh ban đầu của USDA (nghĩa là chế độ ăn uống của họ tuân thủ chặt chẽ nhất các khuyến nghị của liên bang) đã giảm 11% nguy cơ phát triển bệnh tim, ung thư hoặc các bệnh mãn tính khác trong vòng 8 đến 12 năm theo dõi so với những người đạt điểm thấp nhất. Bên cạnh đó, những người đàn ông đạt điểm số cao ít có nguy cơ mắc bệnh mãn tính nặng hơn 20% so với những người có điểm số thấp. Những phụ nữ tuân thủ chặt chẽ nhất các khuyến nghị của chính phủ chỉ có 3% khả năng mắc bệnh mãn tính và giảm nguy cơ chung của họ xuống 11%. Những người đàn ông có chế độ ăn tuân theo kim tự tháp ăn uống lành mạnh nhất đã giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch gần 40%; phụ nữ có điểm số cao giảm nguy cơ gần 30%.

Trong nghiên cứu theo dõi 7.319 công chức người Anh trong 18 năm cho thấy nam giới và phụ nữ có điểm số cao nhất trong chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế có nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào thấp hơn 25% và nguy cơ tử vong vì bệnh tim thấp hơn 42%, so với những người có điểm thấp nhất. Một nghiên cứu quan sát khác trên 93.676 phụ nữ sau mãn kinh cho thấy rằng việc tuân theo chế độ ăn theo kiểu kim tự tháp ăn uống lành mạnh tốt hơn so với việc theo một chế độ ăn ít chất béo giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và suy tim.

Khi đã nắm rõ về nguyên tắc dinh dưỡng, mỗi chúng ta nên tự xây dựng thực đơn lành mạnh cho chính mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan

Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.

Đối phó với dị ứng quả chanh
Đối phó với dị ứng quả chanh

Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?
Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?

Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

Nên nấu cháo gì cho người ốm?
Nên nấu cháo gì cho người ốm?

Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!

Tin liên quan
7 loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin D
7 loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin D

Để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là một cách đơn giản và hiệu quả để cung cấp vitamin D cho cơ thể. Nếu như ít khi ra nắng thì sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D và cần phải bổ sung từ các loại thực phẩm.

Những thực phẩm lành mạnh giúp bổ sung 13 loại vitamin thiết yếu
Những thực phẩm lành mạnh giúp bổ sung 13 loại vitamin thiết yếu

Thực phẩm không chỉ giúp chúng ta no bụng mà còn cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và hoạt động bình thường. Những gì chúng ta ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại và tình trạng sức khỏe trong nhiều năm tới.

6 lý do trứng là thực phẩm lành mạnh nhất hành tinh
6 lý do trứng là thực phẩm lành mạnh nhất hành tinh

Trứng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên được ví như một loại “vitamin tổng hợp của tự nhiên”. Trứng còn có một số chất chống oxy hóa đặc biệt và các dưỡng chất có lợi cho não mà nhiều người đang bị thiếu hụt.

Uống cà phê như thế nào cho lành mạnh tốt cho sức khỏe?
Uống cà phê như thế nào cho lành mạnh tốt cho sức khỏe?

Thường xuyên uống cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, thức uống này có thể gây hại nếu uống quá nhiều hoặc thêm những thành phần không lành mạnh vào cà phê.

Sữa chua đông lạnh và kem: Món nào lành mạnh hơn?
Sữa chua đông lạnh và kem: Món nào lành mạnh hơn?

Từ trước đến nay, kem vẫn được cho là món ăn không mấy tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều đường, sữa, chất béo và nhiều người nghĩ rằng sữa chua đông lạnh là sự lựa chọn thay thế lành mạnh hơn. Có đúng là như vậy hay không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây