1

Coi chừng say nắng - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Trời nóng và ẩm kèm thêm tình trạng khói bụi làm người ta cảm thấy mệt mỏi. Những người chơi thể thao hay làm việc nặng vào những lúc nắng nóng sẽ có nguy cơ mệt, ngất xỉu…

Khi hoạt động thể lực, các cơ sẽ hoạt động nhiều nhất. Cơ là cỗ máy ít thân thiện môi trường nhất vì hiệu suất làm việc của cơ rất kém. Cơ chỉ có thể biến đổi 20-25% năng lượng được cung cấp thành công hoạt động. Phần còn lại sẽ thải ra dưới dạng nhiệt làm tăng sự sinh nhiệt trong cơ thể. Khi hoạt động trong môi trường nóng, cơ sẽ dễ bị chuột rút được gọi là chuột rút do nóng. Người ta nghĩ chuột rút do nóng có thể là do mất nước hay mất quá nhiều chất điện giải trong cơ thể. Nhưng trên thực tế chuột rút có thể xảy ra trước, trong hay sau khi hoạt động thể lực và không có nhiều bằng chứng chuột rút do nóng là do mất nước hay điện giải.

Khi nhiệt độ cơ thể lên tới trên 38 độ nhưng dưới 40OC được gọi là kiệt sức vì nóng với các triệu chứng nhịp tim nhanh, tụt huyết áp tư thế, buồn ói hay ói, nhức đầu, đau cơ, chóng mặt và có thể ngất. Khi nhiệt độ lên trên 40OC chúng ta có tình trạng sốc nóng. Có hai dạng sốc nóng là sốc nóng kinh điển với biểu hiện tăng nhiệt độ cơ thể, mất tiết mồ hôi và thay đổi tri giác. Hai là sốc nóng do hoạt động thể lực mà nguyên nhân là do môi trường nóng cộng thêm tình trạng sinh nhiệt trong cơ thể làm khả năng thải nhiệt cơ thể quá tải. Loại sốc nóng này liên quan đến người làm lao động nặng hay các vận động viên thể thao. Sự khác nhau giữa hai dạng sốc nóng này là ở loại thứ hai khả năng tiết mồ hôi vẫn bình thường.

Phòng tránh say nắng

  • Phòng ngừa bằng cách chỉ nên chơi thể thao vào buổi sáng sớm hay chiều tối khi nhiệt độ môi trường và độ ẩm giảm bớt.
  • Uống nước trong thời gian thi đấu hay chơi thể thao với khoảng thời gian đều đặn, uống bất kỳ khi nào thấy khát. 
  • Đối với những môn chơi kéo dài hơn 1 giờ thì nên thêm loại nước uống có carbohydrate (4-8%) và điện giải (nước khoáng chẳng hạn). T
  • Một khi đã say nắng hay sốc nóng thì việc nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể là chìa khóa cho việc điều trị thành công.
  • Giảm nhiệt cơ thể bằng cách đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi bớt quần áo, đặt các túi nước đá vào các vùng thải nhiệt nhiều như cổ, nách, háng.
  • Có thể dùng các dung dịch bay hơi nhanh để xịt lên các vùng cơ thể làm tăng tốc độ thải nhiệt.
  • Làm tăng sự đối lưu không khí bằng cách mở quạt.
  • Nhanh chóng đưa nạn nhân vào các cơ sở y tế để điều trị.

Những cách thải nhiệt của cơ thể

Có bốn cơ chế giải nhiệt cùng được sử dụng một lúc là:

  • Cơ chế dẫn nhiệt trực tiếp (nhiệt được dẫn trực tiếp)
  • Cơ chế đối lưu (nhiệt được dẫn nhờ sự lưu thông khí quanh cơ thể)
  • Sự tỏa nhiệt (nhiệt được dẫn ra môi trường xung quanh)
  • Sự bay hơi (nhiệt được dẫn đi nhờ sự bốc hơi nước qua da và đường thở).
  • Cơ chế cuối cùng là cơ chế quan trọng của cơ thể trong việc làm giảm nhiệt cơ thể khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 20OC. 

Như vậy có thể thấy việc cung cấp đủ nước để cơ thể bài tiết mồ hôi làm giảm nhiệt là rất quan trọng.

Luyện tập trong môi trường thông khí tốt (có gió, có quạt, quần áo dễ thấm mồ hôi...) làm tăng sự thải nhiệt cơ thể.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 909 Lượt xem
Tin liên quan
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì đối với hội chứng ruột kích thích (IBS)?
Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì đối với hội chứng ruột kích thích (IBS)?

Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) là một rối loạn tiêu hoá gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón. Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng các tác nhân kích hoạt triệu chứng gồm có mốt số loại thực phẩm, đồ uống và stress.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây