1

CÓ MẸ ĐÂY, RỒI MỌI CHUYỆN SẼ ỔN THÔI!

Nhiều nghiên cứu cho biết, khi ôm hoặc được ôm, tuyến yên sẽ tiết ra oxytocin, hay còn gọi là “hormone tình yêu”. 4 cái ôm mỗi ngày giúp con người sống sót, 8 cái ôm để duy trì sức khỏe và 12 cái ôm để phát triển. Sự động chạm dịu dàng của vòng tay mẹ ôm đủ tiết ra lượng oxytocin có thể khiến bé yêu thấy bớt đau - ngay cả khi đang thực hiện thủ thuật lấy máu xét nghiệm!

?Tại Nutrihome, các “bí kíp” lấy máu giúp giảm đau tối đa cho cả trẻ em và người lớn sẽ được áp dụng, giúp bé đỡ sợ hãi, lo lắng…

? Bôi Emla: ít nhất 30 phút trước khi tiêm hoặc lấy máu, các cô kỹ thuật viên ở Nutrihome sẽ bôi 1 lượng kem Emla - một loại thuốc gây tê ngoài da - ở vị trí phù hợp, dán một miếng dán bên ngoài để đảm bảo giữ tác dụng thuốc cho bé. Kem Emla có nhiệm vụ giúp bé vẫn cảm nhận áp lực kim qua da nhưng không hoặc ít thấy đau. Sau 30 phút, các bé sẽ được tiêm, lấy máu ngay tại vùng da được bôi thuốc.

? Giúp bé thư giãn: các cô tại Nutrihome sẽ trò chuyện với bé, tạo cho bé tư thế thoải mái để bé có thể cảm thấy an toàn, cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc xem phim hoạt hình để giúp bé thư giãn, đếm, hát… để thu hút sự tập trung của bé, giúp bé cảm thấy thoải mái, tạm “quên’ đi việc tiêm hoặc lấy máu.

? Ngoài ra, tuỳ theo độ tuổi và đối tượng, Nutrihome còn áp dụng 3 phương pháp lấy máu tĩnh mạch tiên tiến giúp lấy máu NHANH CHÓNG - CHÍNH XÁC, giảm đau:

✅ Lấy bằng ống hút chân không: Nhờ sự chênh lệch áp của ống nghiệm được hút chân không nên máu sẽ tiếp xúc đều với hóa chất, đảm bảo chất lượng và lượng máu lấy được. Phương pháp này còn giảm cảm giác đau vì thời gian lấy máu ngắn, phù hợp với trẻ lớn và người trưởng thành có tĩnh mạch lớn.

✅ Lấy qua đầu kim: Phương pháp này thường được sử dụng cho trẻ nhỏ có tĩnh mạch đủ lớn. Để giảm cảm giác sợ, các điều dưỡng tại Nutrihome sẽ dùng kim lớn (20G) luồn vào tĩnh mạch để máu chảy tự nhiên qua đầu kim và hứng từng giọt trực tiếp vào ống nghiệm. Máu trẻ em đặc hơn người lớn, tỷ lệ phần trăm thể tích của các tế bào hồng cầu trong máu trẻ em thường cao hơn người lớn nên phải sử dụng kim lớn để lấy máu, nếu sử dụng kim nhỏ khả năng cao sẽ dễ gây vỡ hồng cầu khiến kết quả xét nghiệm sai.

✅ Lấy bằng bơm tiêm: Đây là phương pháp rất phổ biến được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế hay được dùng cho trẻ em và người lớn có tĩnh mạch to và rõ. Điều dưỡng tại Nutrihome sẽ chọn kim và vị trí phù hợp, tiến hành lấy máu với áp lực rút máu phù hợp để đảm bảo chất lượng máu.

---------------------------------------------

?? Lấy máu nhi là thủ thuật khó và đòi hỏi điều dưỡng có kinh nghiệm. Bệnh nhi thường có tâm lý lo sợ khi tiếp xúc với người lạ, nhìn thấy kim tiêm, đồng thời môi trường lạnh cũng khiến tĩnh mạch bé co lại gây không ít khó khăn cho các điều dưỡng trong quá trình thao tác. Chính vì vậy, nếu bé cần lấy máu, bố mẹ nên để các điều dưỡng giúp bế bé, với nghiệp vụ đã được đào tạo điều dưỡng sẽ biết cách bế bé thuận lợi cho việc lấy máu được nhanh và chính xác nhất. Đôi khi, bé quấy khóc khi được lấy máu là do bé lo sợ chứ có thể không phải do bé bị đau nhiều.

---------------------------------------------

HỆ THỐNG TRUNG TÂM DINH DƯỠNG - Y HỌC VẬN ĐỘNG NUTRIHOME

? Tại Hà Nội: Số 3 Cầu Giấy, P.Láng Thượng, Q.Đống Đa (bên cạnh Đại học Giao thông Vận tải)

? Tại TP.HCM: Số 198 Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận (bên cạnh Khách sạn Tân Sơn Nhất)

? Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến chủ nhật 7h - 17h (không nghỉ trưa, nhận khách cuối lúc 17h).

☎ Hotline: 1900 633 599

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có nên hoãn chuyến bay nếu con tôi đang bị cảm lạnh?

Bác sĩ ơi, tôi có nên hoãn chuyến bay nếu con tôi đang bị cảm lạnh không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  676 lượt xem

Thời điểm cho bé ăn dặm và đổi sữa công thức được tính theo ngày sinh thực tế hay ngày dự sinh?

Em sinh non bé trai lúc 32 tuần 3 ngày. Bé nặng 2,1kg. Hiện giờ bé đã được 6 tháng 11 ngày và nặng 7,2kg, cao 66cm. Lúc bé 6 tháng em có cho bé ăn dặm cháo rây, tỉ lệ 1:10. Mỗi ngày em cho bé ăn 5ml vào lúc 10h sáng. Tuy nhiên ăn đến ngày thứ 4 thì phân bé có hiện tượng lỏng, nhầy và sủi bọt. Em dừng không cho bé ăn dặm nữa thì phân trở lại bình thường. Có phải em cho bé ăn dặm quá sớm không ạ? Và tính thời gian ăn dặm thì tính theo ngày sinh thực tế của bé hay ngày dự sinh ạ? Ngày dự sinh của bé nhà em cách ngày sinh thực tế 2 tháng cơ ạ. Còn vấn đề nữa là bé được 6 hay 7 tháng thì em có thể đổi sữa công thức số 1 sang số 2 ạ? Và thời gian này cũng tính theo ngày sinh thực tế hay dự sinh? Em có thử cho bé uống sữa số 2 nhưng thấy bé xì hơi nhiều và trướng bụng nên em lại quay về cho bé uống sữa số 1 ạ.

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1202 lượt xem

Trẻ 3 tháng 20 ngày không uống sữa Nan có nên chuyển sang sữa Similac không?

Bé nhà em đang được 3 tháng 20 ngày ạ. Em đang cho bé uống chỉ 20ml sữa Nan một ngày, nhưng bé không chịu uống. Em đang định chuyển qua sữa Similac cho bé uống không biết có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  744 lượt xem

Từ khi chuyển từ Bình Dương và Nghệ An, bé 5 tháng 10 ngày tuổi không chịu bú sữa công thức thì phải làm sao?

Hiện bé nhà em đang được 5 tháng 10 ngày tuổi. Đợt 4 tháng tuổi, bé nặng 7,2kg, cao 65cm. Từ lúc sinh ra tới giờ, em cho bé bú mẹ và bú thêm cả sữa công thức vì sữa mẹ rất ít. 10 ngày nay, em mới chuyển bé từ Bình Dương về Nghệ An. Tuy nhiên, về  Nghệ An không hiểu sao bé lại không chịu bú sữa công thức nữa, chỉ đòi ti mẹ. Trước đây bé chỉ ti mẹ vào ban đêm thôi. Thế nên 5 tháng 10 ngày bé sụt xuống còn 7kg, và cao 65cm. Bé vẫn chơi và ngủ bình thường. Em phải làm gì đây ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  397 lượt xem

Lần đầu tiêm vắc xin 5in1, sau 1 tháng chuyển sang tiêm 6in1 được không?

Bé nhà em tiêm mũi vắc xin lần đầu là 5in1 khi được 2,5 tháng. Tháng sau em muốn chuyển sang tiêm mũi 6in1 cho bé được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3162 lượt xem
Tin liên quan
Nói chuyện với con bạn về việc mất em bé
Nói chuyện với con bạn về việc mất em bé

Bất kể con bạn có biết về việc mang thai hay không, cậu bé có thể cảm nhận được có điều gì đó không ổn.

Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha
Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha

Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.

Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa
Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa

“Sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?” Các cặp vợ chồng và cha mẹ của cặp song sinh luôn đặt câu hỏi này, và đó là một câu hỏi dễ trả lời. Trừ một tình huống: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa.

Những chuyện hoang đường về cảm lạnh và cảm cúm - sự thật giúp trẻ khỏe mạnh
Những chuyện hoang đường về cảm lạnh và cảm cúm - sự thật giúp trẻ khỏe mạnh

Một đứa trẻ thường sẽ bị cảm lạnh 5-8 lần trong năm - có thể nhiều hơn, nếu bị bạn bè hoặc anh chị em lây bệnh.

Trẻ mới biết đi bị đau ngực. Chuyện gì đang xảy ra?
Trẻ mới biết đi bị đau ngực. Chuyện gì đang xảy ra?

May mắn thay, một cơn đau tim sẽ không xảy ra ở độ tuổi này! Nhưng có một số nguyên nhân khác có thể gây đau ngực ở trẻ em.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây