Chụp xạ hình tuyến giáp có độc hại và cần cách ly không?
1. Tìm hiểu về phương pháp chụp xạ hình tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nhỏ nằm ở vùng cổ trước, nằm trên khí quản và có thể sờ thấy bằng tay. Tuyến giáp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể đó là sản xuất ra nội tiết tố cần thiết cho các chuyển hóa trong cơ thể diễn ra một cách bình thường, do vậy đây là một tuyến ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi chất diễn ra trong cơ thể con người.
Khi tuyến giáp có những bất thường thì chụp xạ hình tuyến giáp được xem là một trong những biện pháp giúp khảo sát sự bất thường của tuyến giáp lúc này. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho cơ thể người bệnh hấp thụ một lượng nhỏ chất phóng xạ vào bên trong để ghi lại hình ảnh của tuyến giáp, giúp đánh giá xem tình trạng hoạt động của tuyến giáp có những thay đổi hay bất thường nào không, từ đó có biện pháp điều trị sớm nhất cho bệnh nhân.
Cụ thể hơn, chụp xạ hình dùng đồng vị phóng xạ là một chất hóa học phát xạ ra tia gamma để đưa vào cơ thể bệnh nhân để đánh dấu những vị trí bình thường và bất thường tại một mô cơ quan nhất định. Đối với chụp xạ hình tuyến giáp thì đồng vị phóng xạ được lựa chọn đó là iode phóng xạ, vì đây là chất hóa học đặc hiệu cho mô tuyến giáp, khi được tiêm vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch thì sẽ được những tế bào ở tuyến giáp hấp thụ rất nhanh.
Khi có nhiều tế bào bình thường thì khả năng hấp thụ iod phóng xạ sẽ cao hơn, ngược lại nếu có những phần bị tổn thương thì khả năng hấp thu chất phóng xạ cũng vì thế mà giảm đi đáng kể. Sau khi vào cơ thể người bệnh, chất phóng xạ sẽ phát ra tia gamma và được ghi lại bằng đầu dò gamma, từ đó chuyển đổi và xử lý thông tin nhận được và cho ra kết quả những màu sắc ghi lại khác nhau tương ứng với từng vùng của tuyến giáp bình thường hay có tổn thương.
2. Chụp xạ hình tuyến giáp có cần cách ly không?
Trên thực tế, chụp xạ hình tuyến giáp thường không để lại những biến chứng hay gây ra bất cứ tác dụng phụ nào đối với cơ thể bệnh nhân. Vì chất phóng xạ có tính phân rã tự nhiên nên qua thời gian nhất định thì lượng chất phóng xạ được tiêm vào cơ thể người bệnh sẽ tự động đào thải ra ngoài qua phân, nước tiểu hoặc phân rã một cách tự nhiên. Để đảm bảo an toàn cao nhất nên làm sạch và xả hết tất cả những phần chất thải của bệnh nhân sau khi đi vệ sinh để tránh phơi nhiễm chất phóng xạ. Mặc dù không cần cách lý khi chụp xạ hình tuyến giáp nhưng cũng cần lưu ý đặc biệt với một số đối tượng nhạy cảm với chất đồng vị phóng xạ như phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người dị ứng với chất phóng xạ...
Mặc dù ít có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng chụp xạ hình tuyến giáp cũng là một kỹ thuật sử dụng chất phóng xạ nên cần lưu ý giữ vệ sinh thật sạch trước và sau khi thực hiện thủ thuật, nhất là với những đối tượng chống chỉ định với chụp xạ hình để không xảy ra bất cứ tình trạng nhiễm phóng xạ nào.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bạn có biết tại sao tim lại đập nhanh hơn hay tại sao lòng bàn tay bị đổ mồ hôi khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng không? Đó là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp lo âu, căng thẳng.
Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.
Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.