1

Chụp nhũ ảnh và những điều bạn cần lưu ý trước khi chụp - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ai cần chụp nhũ ảnh?

Nhũ ảnh tầm soát

  • Trong tầm soát u thư vú nói chung hiện nay, chụp nhũ ảnh giữa vai trò hàng đầu và trung tâm. Nhũ ảnh là phương pháp giúp tầm soát ung thư vú ở giai đoạn sớm, trước khi bạn hay thầy thuốc của bạn cảm nhận những thay đổi ở vú.
  • Chỉ định ở những phụ nữ không có triệu chứng gì ở vú, tuổi từ 40 tuổi trở lên và chụp định kỳ mỗi năm 01 lần. Vì ở lứa tuổi này nguy cơ ung thư vú cao, mô tuyến vú cũng thoái hóa dần thay vào đó là mô mỡ, sẽ thuận lợi cho việc chụp và đọc kết quả nhũ ảnh.
  • Chỉ định chụp nhũ ảnh thường xuyên đối với những phụ nữ trong nhóm nguy cơ cao như: mẹ hoặc chị em gái bị ung thư vú trước 50 tuổi, phụ nữ bị ung thư vú một bên, không có con, có con muộn sau 35 tuổi, không cho con bú, có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn (sau 55 tuổi).

Nhũ ảnh chẩn đoán

  • Khi bạn thấy có biểu hiện bất thường như đau vú, tiết dịch núm vú, da vú dày lên, đảo ngược núm vú, có kéo núm vú hoặc sờ thấy khối bất thường ở vú.
  • Bất kể lứa tuổi nào cũng có thể chụp nhũ ảnh chẩn đoán.

Quy trình chụp nhũ ảnh

Bệnh nhân sẽ ngồi hoặc đứng trước máy chụp, đặt vú cần chụp lên một mặt phẳng, sau đó sẽ có một tấm plastic đè lên bên trên vú để ép vú. Việc ép vú nhằm dàn mỏng tuyến vú để dễ dàng quan sát được mô tuyến vú, ép giữ cho vú cố định sẽ hạn chế nhiễu ảnh và khi ép dẹp vú cũng hạn chế rất nhiều liều tia X.

Ép vú để chụp nhũ ảnh

Vì không có một tư thế nào có thể chụp hết được tòan bộ vú, do đó sẽ có nhiều tư thế chụp bổ sung để lấy được hình ảnh đầy đủ tuyến vú. Có các tư thế chụp căn bản như sau:

  • Chụp đầu đuôi: chùm tia X đi thẳng từ trên xuống dưới.
  • Chụp trong ngoài: chùm tia X sẽ đi ngang từ trong ra ngoài.
  • Chụp chếch bên: chùm tia đi chếch từ góc trên trong của vú xuống

Những điều bạn cần lưu ý trước khi chụp nhũ ảnh

  • Trong chụp nhũ ảnh chẩn đoán, bạn có thể chụp nhũ ảnh vào thời điểm bất kỳ trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Khi chụp nhũ ảnh tầm soát, nên chụp nhũ ảnh vào thời điểm một tuần sau khi hết kinh, vì lúc này nồng độ estrogen trong máu giảm xuống, tuyến vú bớt giữ nước và bớt căng.
  • Nếu bạn đã phẫu thuật nâng ngực hoặc đặt túi ngực thì bạn hãy báo cho bác sĩ biết để có chỉ định chụp hợp lý.
  • Không nên sử dụng nước hoa, kem hoặc phấn vào vùng ngực và nách trước khi chụp nhũ ảnh vì điều này có thể gây những hình ảnh giả trên phim hoặc che lấp những tổn thương

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo

Dầu hoa anh thảo có những công dụng gì?
Dầu hoa anh thảo có những công dụng gì?

Dầu hoa anh thảo (evening primrose) được chiết xuất từ hạt của cây hoa anh thảo, một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Từ lâu, loài cây này đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau như bầm tím, bệnh trĩ và viêm họng.

Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?

Hoa anh thảo (evening primrose) là một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và còn được tìm thấy ở một số khu vực thuộc châu Âu. Loài cây này nở hoa vào buổi tối. Dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt của cây. Dầu hoa anh thảo chứa axit béo omega-3 và axit gamma-linolenic (GLA) – một loại axit béo omega-6. Dầu hoa anh thảo được sản xuất ở dạng viên nang để dùng qua đường uống. Loại dầu này còn là thành phần trong một số sản phẩm chăm sóc da.

Tinh dầu hoa oải hương có những lợi ích gì cho da?
Tinh dầu hoa oải hương có những lợi ích gì cho da?

Tinh dầu hoa oải hương mang lại một số lợi ích cho làn da như giảm viêm và cải thiện khả năng chữa lành vết thương. Có một điều cần lưu ý khi dùng tinh dầu hoa oải hương hay bất kỳ loại tinh dầu nào là phải pha loãng tinh dầu trước khi bôi lên da.

Điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương
Điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương

Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây