1

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên: Những điều cần biết

Ở tuổi dậy thì, cơ thể bắt đầu thay đổi và trở nên giống như người lớn. Một trong những thay đổi đó là xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Ở phụ nữ, hầu hết đều bắt đầu có kinh nguyệt trong độ tuổi từ 12 tuổi đến 14 tuổi, tuy nhiên trong một số trường hợp có những người bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn.

1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Khi bắt đầu tuổi dậy thì, não bộ phát ra những tín hiệu để cho cơ thể sản xuất hormone. Một trong số các hormone đó, có các hormone chuẩn bị cho cơ thể phụ nữ mỗi tháng khi thụ thai có thể xảy ra. Quá trình này được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.

Hormone này làm cho lớp niêm mạc tử cung trở nên dày hơn, chứa nhiều mạch máu và mô hơn. Một trong hai buồng trứng sẽ phóng thích ra trứng, đó gọi là sự rụng trứng. Sau khi trứng rụng, trứng sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng về phía tử cung để làm tổ.

Việc mang thai sẽ không xảy ra, nếu trứng không được thụ tinh với tinh trùng (tinh trùng được sản xuất trong cơ thể đàn ông) Lúc này, lớp niêm mạc của tử cung sẽ bong ra và chảy ra bên ngoài cơ thể thông qua âm đạo. Giai đoạn có kinh hay giai đoạn hành kinh là sự đào thải máu và mô này từ lớp niêm mạc tử cung.

2. Thời gian có kinh nguyệt trong bao lâu là bình thường?

Khi có kinh nguyệt lần đầu tiên sẽ chỉ kéo dài khoảng vài ngày. Những lần có kinh đầu tiên có thể rất ít, đôi khi chỉ thấy một vài vết máu màu nâu đỏ. Tuy nhiên những lần sau đó có thể sẽ kéo dài và nhiều hơn. Thời gian có kinh nguyệt kéo dài 2 - 7 ngày là bình thường.

3. Chu kỳ kinh nguyệt là bao lâu?

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu tiên chảy máu trong một tháng cho đến ngày đầu tiên chảy máu trong tháng tiếp theo. Vậy chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu? Một chu kỳ kinh nguyệt bình quân trong khoảng 28 ngày, tuy nhiên ở một số người chu kỳ kinh nguyệt từ 21 - 45 ngày cũng là bình thường, Kể từ lần có kinh nguyệt đầu tiên, có thể sẽ mất đến 6 năm hoặc hơn thế để có những chu kỳ kinh nguyệt đều.

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên: Những điều cần biết
Một chu kỳ kinh nguyệt bình quân trong khoảng 28 ngày

4. Theo dõi thời gian chu kỳ kinh nguyệt

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp ta dễ dàng dự đoán được thời điểm có kinh nguyệt vào tháng tiếp theo, và thời điểm khi nào có khả năng thụ thai. Để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể tải những ứng dụng có sẵn trên internet hoặc trên điện thoại.

5. Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên lịch

Để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên lịch, cần đánh dấu ngày đầu tiên chảy máu vào lịch và cả những ngày tiếp theo trong thời gian vẫn đang chảy máu. Ngày đầu tiên có kinh được đánh dấu đầu tiên là ngày 1. Sau đó tiếp tục đến từng ngày cho đến khi có chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Các sản phẩm chăm sóc cá nhân trong thời kỳ kinh nguyệt

  • Băng vệ sinh: là miếng được dán lên quần lót có tác dụng hút máu kinh nguyệt chảy ra. Băng vệ sinh có nhiều kích thước, độ dày và kiểu dáng khác nhau. Thay băng vệ sinh ít nhất sau mỗi 4 giờ hoặc có thể khi nào cảm thấy băng thấm quá nhiều hoặc cảm thấy ẩm ướt và gây khó chịu.
  • Tampon: là loại ống nhựa hoặc ống giấy giúp cho tampon dễ trượt vào đúng chỗ. Một số loại không có thiết bị này và được chèn bằng ngón tay. Tampon có một sợi dây ngắn gắn vào phần cuối trồi ra ngoài âm đạo để giúp cho người sử dụng có thể rút ra dễ dàng. Cần thay tampon ít nhất 4 giờ. Vì nếu để tampon lâu trong âm đạo có thể có liên quan đến hội chứng shock nhiễm độc. Phải thay thường xuyên khi thấy lượng máu ra nhiều
  • Cốc nguyệt san: được làm bằng nhựa hoặc cao su. Cốc nguyệt san được đưa vào âm đạo để đón dòng chảy kinh nguyệt. Có thể lấy ra và làm sạch cốc sau 8 đến 12 giờ. Một số cốc nguyệt san chỉ sử dụng được một lần rồi vứt bỏ, một số loại có thể rửa sạch và tái sử dụng.

6. Vô kinh là gì?

Vô kinh có nghĩa là không có kinh nguyệt. Nó sẽ là bình thường đối với một số người khi mãi đến năm 16 tuổi mới bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nên đến gặp bác sĩ khi bạn trên 15 tuổi mà vẫn chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt. Bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu bạn đã bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt nhưng sau đó trong hơn 3 tháng lại không có kinh nguyệt nữa.

7. Liệu kinh nguyệt có gây ra đau bụng hay khó chịu?

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên: Những điều cần biết
Khi đến kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện cơn đau quặn ở bụng dưới hoặc cảm thấy đau lưng hoặc cương tức ngực

Ở một số người, khi đến kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện cơn đau quặn ở bụng dưới hoặc cảm thấy đau lưng hoặc cương tức ngực. Một số lại cảm thấy đau đầu, chóng mặt, có thể buồn nôn hoặc tiêu chảy. Để làm giảm những chứng khó chịu, có thể áp dụng những cách sau:

  • Hãy uống ibuprofen hoặc naproxen sodium (nếu cơ thể bạn không bị dị ứng với aspirin hoặc bị hen suyễn nặng). Luôn luôn tuân theo hướng dẫn và chỉ định trên chai về liều lượng dùng.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Chườm nước ấm hoặc các nguồn nhiệt khác lên trên bụng hoặc ở thắt lưng để làm giảm chứng đau bụng.

8. Phải làm gì nếu bị chảy máu nặng?

Nếu đang chảy máu kinh quá nhiều mà cần phải thay đổi băng vệ sinh hoặc tampon mỗi 1-2 giờ hoặc nếu thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, thì nên đến gặp bác sĩ. Cần đi khám bác sĩ ngay khi cảm thấy bị hoa mắt, chóng mặt, hoặc mạch nhanh dồn dập.

9. Phải làm gì nếu kinh nguyệt không đều?

Bạn nên nói với bác sĩ của bạn nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc kinh nguyệt thường xuyên nhưng sau đó trở nên thất thường trong vài tháng. Bạn cũng nên khám bác sĩ nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đến thường xuyên hơn (≤ 21 ngày) hoặc ít hơn (≥ 45 ngày).

XEM THÊM:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài bao nhiêu ngày?
  • Chu kỳ kinh nguyệt được tính như thế nào?
  • 5 điều bạn có thể không biết về chu kỳ kinh nguyệt của mình

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Video có thể bạn quan tâm
ĐAU BỤNG KINH - Nỗi ám ảnh của chị em mỗi kỳ kinh nguyệt ĐAU BỤNG KINH - Nỗi ám ảnh của chị em mỗi kỳ kinh nguyệt 01:49
ĐAU BỤNG KINH - Nỗi ám ảnh của chị em mỗi kỳ kinh nguyệt
Sau đây là những bí kíp giúp chị em đẩy lùi cơn đau đơn giản mà hiệu quả tới từ TTUT. BSCKII Nguyễn Thị Bích Ngọc - Chuyên gia Sản phụ khoa 35 năm...
 3 năm trước
 1000 Lượt xem
Tin liên quan
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo

Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Sau Sinh Thường Có Thể Bạn Chưa Biết
Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Sau Sinh Thường Có Thể Bạn Chưa Biết

Để bắt đầu quan hệ tình dục sau sinh thường bạn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của người mẹ, quá trình hồi phục sau sinh và tâm lý của cả hai vợ chồng. Điều quan trọng nữa là hai vợ chồng cần chủ động sử dụng biện pháp tránh thai trong khoảng thời gian đầu khi quan hệ tình dục sau sinh con.

Dầu hoa anh thảo có những công dụng gì?
Dầu hoa anh thảo có những công dụng gì?

Dầu hoa anh thảo (evening primrose) được chiết xuất từ hạt của cây hoa anh thảo, một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Từ lâu, loài cây này đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau như bầm tím, bệnh trĩ và viêm họng.

Giảm các triệu chứng mãn kinh bằng dầu hoa anh thảo
Giảm các triệu chứng mãn kinh bằng dầu hoa anh thảo

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường gây ra các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, mệt mỏi và dễ cáu gắt. Có nhiều biện pháp tự nhiên để khắc phục các triệu chứng này, một trong số đó là dùng dầu hoa anh thảo.

Tinh dầu hoa oải hương có những lợi ích gì cho da?
Tinh dầu hoa oải hương có những lợi ích gì cho da?

Tinh dầu hoa oải hương mang lại một số lợi ích cho làn da như giảm viêm và cải thiện khả năng chữa lành vết thương. Có một điều cần lưu ý khi dùng tinh dầu hoa oải hương hay bất kỳ loại tinh dầu nào là phải pha loãng tinh dầu trước khi bôi lên da.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây