Tinh dầu hoa oải hương có những lợi ích gì cho da?
Tinh dầu hoa oải hương có thể bôi lên da hoặc sử dụng trong liệu pháp mùi hương (hít).
Tinh dầu oải hương mang lại nhiều lợi ích cho làn da, gồm có trị mụn trứng cá, làm đều màu da và giảm nếp nhăn. Loại tinh dầu này còn được sử dụng cho các mục đích khác, chẳng hạn như dưỡng tóc và cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.
Các lợi ích của tinh dầu hoa oải hương với da
Trị mụn trứng cá
Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, điều này có thể giúp ngăn ngừa và trị mụn trứng cá. Khi bôi lên da, tinh dầu oải hương giúp làm thông thoáng lỗ chân lông và giảm viêm.
Nếu bạn sử dụng tinh dầu oải hương để trị mụn trứng cá, hãy pha loãng tinh dầu với dầu dừa hoặc một loại dầu nền khác và thoa lên da sau khi rửa mặt.
Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu hoa oải hương làm toner bằng cách trộn 2 giọt tinh dầu với 1 thìa cà phê toner bạn đang dùng. Nhúng bông vào hỗn hợp tinh dầu rồi nhẹ nhàng lau mặt.
Đối với mụn trứng cá đặc biệt cứng đầu, bạn nên thử dầu argan. Loại dầu này có đặc tính kháng viêm mạnh. Trộn 1 giọt tinh dầu oải hương với 1 giọt dầu argan và bôi trực tiếp lên mụn hai lần một ngày.
Làm dịu bệnh chàm và da khô
Bệnh chàm hay eczema có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể. Bệnh chàm có triệu chứng là da khô đỏ, ngứa và bong vảy. Các triệu chứng có thể chỉ nhẹ và xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài dai dẳng và xảy ra ở nhiều vị trí cùng lúc trên cơ thể. Vì hoa oải hương có đặc tính kháng nấm và giảm viêm nên tinh dầu oải hương có thể giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh chàm.
Tinh dầu oải hương còn có thể được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến. Loại tinh dầu này giúp làm sạch da, giảm mẩn đỏ và kích ứng.
Nếu bạn sử dụng tinh dầu oải hương để điều trị bệnh chàm, hãy trộn 2 giọt tinh dầu oải hương với 2 giọt tinh dầu tràm trà (tea tree oil) và 2 thìa cà phê dầu dừa, sau đó thoa lên vùng da bị tổn thương. Có thể thực hiện hàng ngày.
Làm đều màu da
Tinh dầu hoa oải hương có thể hỗ trợ làm đều màu da vào buổi tối vì nhờ đặc tính giảm viêm của loại tinh dầu này. Tinh dầu oải hương giúp làm sáng những vùng da tối màu, bao gồm cả những đốm thâm. Tinh dầu oải hương còn có thể giúp giảm những vùng da bị đỏ. Nếu bạn đang tìm một giải pháp cho tình trạng tăng sắc tố da, tinh dầu oải hương sẽ là một lựa chọn lý tưởng.
Làm đều màu da
Nguyên nhân gây ra các rãnh nhăn và nếp nhăn trên mặt một phần là do gốc tự do. Tinh dầu oải hương có chứa chất chống oxy hóa, các phân tử giúp bảo vệ cơ thể và làn da khỏi các gốc tự do. Nếu bạn muốn sử dụng tinh dầu oải hương để trị nếp nhăn, hãy trộn một vài giọt tinh dầu cùng với dầu dừa, sau đó dùng hỗn hợp này thoa lên da giống như kem dưỡng ẩm từ 1 -2 lần một ngày.
Chống viêm
Tinh dầu oải hương có thể giúp giảm viêm đau. Tác dụng giảm đau và gây tê của loại tinh dầu này giúp làm dịu tình trạng viêm, đồng thời hợp chất beta-caryophyllene trong tinh dầu oải hương cũng có tác dụng như một chất chống viêm tự nhiên.
Nếu bạn bị bỏng, hãy thử trộn 1 đến 3 giọt tinh dầu oải hương với 1 đến 2 thìa cà phê dầu chùm ngây hoặc dầu dừa rồi thoa hỗn hợp này lên vết bỏng 3 lần một ngày.
Tinh dầu oải hương còn có tác dụng làm dịu vết cháy nắng. Trộn 1/4 cốc nước ép lô hội, 2 thìa canh nước cất, 10 đến 12 giọt tinh dầu oải hương và dầu jojoba trong một chai xịt, lắc đều chai và xịt hỗn hợp lên vết cháy nắng hai hoặc ba lần một ngày cho đến khi vùng da cháy nắng lành lại.
Chữa lành vết thương
Nếu bạn bị bỏng, trầy xước, vết cắt trên da hay các dạng vết thương hở khác, hãy thử dùng tinh dầu oải hương. Loại tinh dầu này có thể giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết thương. Trong một nghiên cứu vào năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tinh dầu hoa oải hương có tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành mô da.
Hãy trộn 3 hoặc 4 giọt tinh dầu oải hương với một vài giọt dầu dừa hoặc dầu mù u (tamanu oil). Dùng bông gòn thoa hỗn hợp lên vết thương. Khi vết thương đã lành, bạn vẫn có thể tiếp tục thoa tinh dầu oải hương để giảm sẹo.
Chống côn trùng
Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng kép đối với vết côn trùng cắn. Loại tinh dầu này có tác dụng như một chất chống côn trùng và ngoài ra còn giúp giảm ngứa sau khi bị côn trùng cắn. Nhiều loại thuốc diệt muỗi bán trên thị trường hiện nay có chứa tinh dầu oải hương.
Có hai cách sử dụng tinh dầu oải hương để đuổi muỗi và các loại côn trùng khác. Bạn có thể thêm 7 giọt tinh dầu vào nến và đốt nơi cần đuổi muỗi. Cách thứ hai là xịt tinh dầu oải hương. Trộn khoảng 240ml nước và 4 giọt tinh dầu oải hương trong một bình xịt và lắc đều. Bạn có thể xịt dung dịch này lên quần áo.
Vết cắn của một số loại côn trùng cắn gây đỏ, ngứa và đau, đôi khi còn có thể bị nhiễm trùng. Tinh dầu hoa oải hương là một phương pháp trị côn trùng cắn tự nhiên nhờ đặc tính diệt vi khuẩn và giảm viêm. Loại tinh dầu này còn giúp giảm đau.
Để trị côn trùng cắn bằng tinh dầu oải hương, hãy trộn 1 hoặc 2 giọt tinh dầu với dầu nền như dầu dừa. Thoa hỗn hợp lên vết cắn hai lần một ngày hoặc nhiều hơn nếu bị nặng. Nếu vết cắn bị nhức, hãy trộn thêm một giọt tinh dầu bạc hà vào hỗn hợp. Tác dụng gây tê của tinh dầu bạc hà sẽ giúp giảm cơn đau.
Tinh dầu hoa oải hương còn có tác dụng trị phát ban da do cây thường xuân độc.
Cách sử dụng tinh dầu oải hương
Cách sử dụng tinh dầu oải hương phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Bạn có thể trộn tinh dầu với dầu nền, sau đó sử dụng hỗn hợp giống như kem dưỡng. Nếu cần bôi tinh dầu oải hương lên vùng da bị tổn thương, tốt nhất nên dùng tăm bông sạch thay vì dùng ngón tay. Nếu sử dụng tinh dầu oải hương để trị nếp nhăn hoặc da khô thì có thể thoa trực tiếp bằng tay.
Tinh dầu oải hương hiện còn được sản xuất thành viên uống. Đây cũng là một loại tinh dầu được sử dụng phổ biến trong liệu pháp mùi hương. Mặc dù tinh dầu oải hương tương đối an toàn nhưng có thể gây dị ứng ở một số người. Ngưng sử dụng ngay nếu bạn gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào.
Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng tinh dầu trong ba tháng đầu của thai kỳ vì tinh dầu có thể gây hại cho thai nhi. Sau ba tháng đầu, chỉ nên sử dụng tinh dầu oải hương làm liệu pháp mùi hương, không bôi tinh dầu lên da hay uống tinh dầu trong suốt thời gian mang thai.
Tóm tắt bài viết
Nhờ đặc tính giảm viêm, giảm đau, kháng khuẩn và làm sạch bề mặt da, tinh dầu hoa oải hương có nhiều công dụng cho da như trị mụn, làm dịu triệu chứng bệnh chàm, giảm khô da, làm đều màu da, giảm nếp nhăn, trị côn trùng cắn… Bạn có thể sử dụng tinh dầu oải hương cho bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nhưng phải luôn pha loãng tinh dầu với dầu nền trước khi thoa lên da.
Nếu có dấu hiệu dị ứng hay kích ứng khi sử dụng tinh dầu oải hương, hãy ngừng sử dụng ngay.
Tinh dầu hương thảo có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc và hỗ trợ mọc tóc. Tuy nhiên, bôi quá nhiều tinh dầu có thể gây ra tác dụng phụ.
Tinh dầu cam hương có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh mát, hơi the. Loại tinh dầu này được sử dụng khá phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm và là thành phần tạo nên mùi hương đặc trưng của trà Earl Grey. Tinh dầu cam hương còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Tinh dầu hương thảo (rosemary) có nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có hỗ trợ chức năng não, thúc đẩy mọc tóc, giảm đau và giảm căng thẳng.
Đinh hương (clove, tên khoa học là Syzygium aromaticum) là một loài cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều chứng bệnh. Ngày nay, đinh hương còn được sử dụng để sản xuất tinh dầu.
Tinh dầu nhũ hương được chiết xuất từ nhựa của cây nhũ hương (olibanum hay frankincense, tên khoa học là Boswellia carterii Birdw). Nhựa nhũ hương từ lâu đã được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền. Tinh dầu nhũ hương có nhiều công dụng, gồm có sản xuất nước hoa và sử dụng trong liệu pháp mùi hương. Loại tinh dầu này còn được sử dụng trong chăm sóc da và sức khỏe tổng thể.
- 0 trả lời
- 400 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng